Hình 30.3 mô ta khung dây dẫn ABCD (có thể quay quanh trục OO’) có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, chiều của dòng điện và tên các cực của nam châm đã chỉ rõ trên hình. a) Hãy vẽ lực \(\overrightarrow{F_1}\) tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và lực \(\overrightarrow{F_2}\) tác dụng lên đoạn dây CD. |
b) Cặp lực \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\) làm cho khung dây quay theo chiều nào?
c) Để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì phải làm thế nào?
C1- Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD qua khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua như hình 28.1 C2- Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó.
|
1.Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều trong trường hợp có khung dây quay và trường hợp có nam châm quay.
2.Hãy giải thích tại sao không thể chế tạo được động cơ nhiệt có hiệu suất là 100 %.
3.Vì sao khi muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta phải dùng hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện.
Hãy xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ và tên cực từ trong các trường hợp biểu diễn trên hình 30.2a,b,c. Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu (.) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều từ phía sau ra phía trước.
Động cơ điện một chiều là gì? Tại sao dòng điện trong khung dây phải đổi chiều liên tục?
Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?
Treo thanh nam châm gần một ống dây như hình 30.1. Đóng mạch điện. a) Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm? b) Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? |
Khung dây trong hình 28.3 quay theo chiều nào?