Trong đoạn “ Một sáng mùa đông – chắc là đầu tháng mười vì trời chưa rét lắm – tôi dậy từ lúc còn tối trời , đốt đèn dầu ôn lại bài học, ăn một chén cơm rang rồi sắp tập vở mới vào cặp để tới trường . Từ hôm đó tôi giữ gìn tập vở sạch hơn, học bài kĩ hơn; cuối niên tôi vượt lên hạng nhất hay hạng nhì . Chỉ có ba chữ của thầy mà thay đổi được đời học sinh của tôi, điều đó thầy tôi có ngờ được không? Còn trong gia đình thì không ai biết cả vì tôi không hề nói với ai. Lên lớp nhất khi học câu đầu bài “ Trở lại lớp học” của An-na-ton Phrăng –xơ : “ Tôi muốn nói với các bạn về những gì gợi cho tôi trong nhiều năm tháng qua, về bầu trời bàng bạc mùa thu, về những bữa ăn sáng dưới ngọn đèn dầu và những lá cây đang vàng dần trên những cành cây đang run rẩy” thì hình ảnh bữa điểm tâm dưới ánh đèn của tôi năm đó lại hiện lên.” Có những từ mượn nào
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật
quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cổ đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu
mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên, Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận
bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kinh lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần
dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên
đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thảm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường
kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ứng hồng. Y như
một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả
những người chài lưới trên muốn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi
chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là
nhịp cánh... ".
(Trích Có Tô, Nguyễn Tuân)
Câu 1:Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn trích trên khoảng một trang giấy?
“[…] Mặt trời rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy?
Câu 2 (2,0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”
các bạn giúp mình với mình cảm ơn!
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?(Phóng tác theo truyện cổ) Câu hỏi: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào ? Bài văn kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều j ?Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh "Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài đọc đường đời đầu tiên". Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm)
Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều
có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng./ .
*Câu hỏi:
Câu 1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết dấu hiệu của ngôi kể và các sự việc chính?
Câu 2. Ba cây cổ thụ đã ước những điều gì? Ước mơ đó như thế nào? Điều ước của chúng có thực hiện được không?
Câu 3. Ba cây cổ thụ đã được sử dụng vào việc gì trong hình hài mới? Cảm nhận của chúng như thế nào? Vì sao ước mơ không được như ban đầu mà chúng vẫn thấy hài lòng?
Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi nói về ba cây cổ thụ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
Câu 5. Em có đồng ý với nhận định: “Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích” không? Vì sao?
Câu 6. Nếu được ước, em sẽ ước điều gì để mình có thể giúp đỡ những bạn nhỏ bị mất cha mẹ trong nạn dịch Covit tại thành phố Hồ Chí Minh?
Phần II: Viết (4 điểm)
Đóng vai một trong ba cây cổ thụ kể lại câu chuyện Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm) bằng một bài văn. (chú ý thêm yếu tố miêu tả và cảm nghĩ)./.
Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫn bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn...”
Câu 1: (2.0 điểm) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? (1.0 đ)b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên (1.0 đ)
.................................................................................................
Câu 2: (1.0 điểm) Trong câu văn: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.Em hãy xác định trạng ngữ trong câu trên. Đặt một câu với trạng ngữ em vừa tìm được?
......................................................................................................
Câu 3: ( 1 điểm) Tìm một phép tu từ nhân hóa có trong đoạn trích trên. Chỉ ra từ ngữ nhân hóa.
.......................................................................................................
Tìm các cụm danh từ trong câu sau và điền chúng vào mô hình cụm danh từ :
a - Cả làng nghe báo cũng sợ,bỏ chạy tán loạn.
b - Ông lão trở về túp lều của mình ,chẳng thấy lều đâu mà chỉ thấy trước mặt một ngôi nhà đẹp,có cổng lớn bằng gỗ lim,trong ngoài sáng sủa,có lò sưởi,quét vôi trắng xóa,và mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ.
c - Mụ vợ tôi lại phát khùng lên,nó chẳng để tôi yên chút nào.Bây giờ nó không muốn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Em hãy tưởng tượng mình là nhân vật người anh trong câu chuyện để kể lại tâm trạng trên khi đứng trên khi đứng trên bức tranh đạt giải nhất đó