Phong trào độc lập
1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
* Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (tr72 Thái Lan ).
* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do :
+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh .
+ Anh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
* Nhận xét về phong trào độc lập ở Đông Nam Á:
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản.
+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia ( 1920) ;Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi líp pin 1930 …đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc …(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )
+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn .
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á
Diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức:
+ Tại Đông Dương:
- Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901-1936).
- Cam pu chia: 1918-1920-1926 -phong trào hướng dân chủ tư sản của A -cha –Hem- chiêu 1930-1935
- Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931)
+ Tại In đô nê xia: chống lại Hà Lan:
Khởi nghĩa bùng nổ ở Gia va, Xu ma tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu –các- nô.
+ Năm 1940: kháng chiến chống Nhật .
+ Kết quả: chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định.
Tại sao phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại bùng nổ mạnh mẽ?
Đ/Á
Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.