Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Sách Giáo Khoa

Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên.

Võ Đông Anh Tuấn
11 tháng 4 2017 lúc 10:38

Trong nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.

Về văn hóa-giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

Cùng với những biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Tuy có một số sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước (không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân…), công cuộc xây dựng xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi về nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hải Long
Xem chi tiết
Ngô Thủy Tiên
Xem chi tiết
Vương Nguyệt Nguyệt
Xem chi tiết
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
dam viet anh tu
Xem chi tiết
GauTrang
Xem chi tiết
Lê Kim Phụng
Xem chi tiết
Lê Hằng
Xem chi tiết