Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:
*Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
*Thương nghiệp: phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.
- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…
*Bước sang thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta có nhiều biến chuyển:
- Tầng lớp thống trị:
+ Có địa vị và quyền lực cao nhất không còn là vua nữa mà là quan lại đô hộ người Hán.
+ Tầng lớp quý tộc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng người Việt.
+ Xuất hiện tầng lớp địa chủ người Hán.
- Tầng lớp bị trị:
+ Tầng lớp nông dân công xã trước đây bị phân hóa thành hai bộ phận là: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc (nợ nần túng thiếu do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng,…).
*Nhận xét:
- Do những chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của chế độ đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.
- Xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.
- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.