Sự phù hợp của TĐK qua mang:
- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp.
- Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu.
- Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước
- Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước.- Hoạt động thông khí:
+ Cá hít vào : cửa miệng cá mở→nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng , áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2
+ Cá thở ra : cửa miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm , áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2
=> Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục
Sự phù hợp TĐK qua phổi:
- Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.
- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc. Phổi chim có thêm nhiều ống khí.
- Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
- Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).