GIÚP MIK VỚI ^_^
Đọc đoạn thơ sau và cho biết, tác giả muốn nhắn gửi điều gì?
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Theo em,tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua đoạn thơ về tiếng Việt của Lưu Quang Vũ (HDHNV6/2, tr.53)
-Những từ mượn....................và từ mượn tiếng Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ..........
-Từ mượn..........................chưa được Việt hóa hoàn toàn,gồm hai tiếng trở lên,khi viết dùng.................để nói các tiếng.
Cho câu thơ sau:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu ghi lại cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ từ láy "rì rầm" và hình ảnh so sánh với tiếng đàn
các bạn ơi làm giúp mình câu này với
Cho đoạn thơ sau:
“Tiếng việt gợi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xào xạc gió thổi giữa cau tre
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bên lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
a. Em hãy miêu tả lại bức tranh làng quê với những âm thanh, hình ảnh mà Tiếng Việt đã gợi nên.
b. Nhận xét về những âm thanh và hình ảnh đó.
dựa vào bài thơ cảnh khuya của hồ chí minh em hãy viết thành một bài văn miêu tả
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?
cảm nhận của em về câu thơ sau:
" ngoài thềm rơi chiếc lá đa
tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
Viết một đoạn văn về khu phố của bạn nói những gì bạn thích hoặc không thích về sống ở đó.
Tiếng việt nha ko phải tiếng anh đâu !!!!!!!!!!!!