Bài 11: Các phạm trù cơ bản của đạo đức học

Phuongtrang Nguyen

* Tình huống:

Trong cuộc sống, đôi khi có những việc tuy đã qua rồi nhưng còn làm ta day dứt mãi. Đối với An cũng vậy.

Hôm chủ nhật vừa qua, vì muốn mua quà mừng sinh nhật bạn Hiếu nên An phải nói dối Mẹ là xin 200 000 đồng để đóng góp vào quỹ của tổ và nộp tiền học thêm môn Hóa. Mẹ tin An, vì từ trước đến nay em đã nói dối Mẹ bao giờ đâu. Em thấy mình đã không thật thà với Mẹ, dù rằng em xin tiền là vì lí do chính đáng. Tâm sự với mấy đứa bạn thân thì có bạn bảo như vậy có sao đâu, mình vẫn trong sáng đấy chứ, mình có xin tiền đi tiêu xài đâu !

Nhưng An thì không nghĩ thế, cứ cảm thấy lương tâm mình cắn rứt, và em quyết định nói sự thật này với Mẹ.

 Câu hỏi:

a) Vì sao sau khi nói dối An lại cảm thấy day dứt mãi?

b) Cách cư xử và trạng thái tâm lý của An là biểu hiện phạm trù nào của Đạo đức học?

c) Em đã khi nào nói dối Bố, Mẹ và thầy cô giáo chưa? Em có suy nghĩ gì nếu đã từng nói dối Bố, Mẹ và thầy cô giáo?

Lê Minh Hiếu
4 tháng 3 2021 lúc 16:26

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) An cảm thấy day dứt là vì An là người có lương tâm. Khi có lương tâm mà hành động sai trái. Bản thân An sẽ tự cảm thấy tội lỗi, tự thấy việc làm của mình là sai trái. Chỉ những người có đạo đức mới nhận thức được việc làm sai trái của mình và muốn sửa chữa cái sai đó. Chính điều đó đã thôi thúc an nói ra sự thật cho mẹ. Nếu không thì lương tâm của An sẽ cắn dứt không thôi.

b) Cách cư xử và trạng thái tâm lý của An là biểu hiện phạm trù Lương tâm của Đạo đức học. 

c) Học sinh tự liên hệ bản thân. (Việc em nói dối bố mẹ là gì? Em cảm thấy gì sau lời nói dối đó? Sau đó em đã làm gì để sửa chữa lỗi lầm của mình?)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dang Tran
Xem chi tiết
Nguyễn My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết
Hương
Xem chi tiết
Hoa Trần
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
miumiu_006
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết