Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn Toán, Bạn B đòi mượn bài kiểm tra của bạn A để chép. A không đồng ý vì sợ bị thầy phát hiện. Vì không đạt được mục đích của mình nên bạn B đã đe doạ khi tan học về sẽ đánh A một trận.
a. Em có đồng ý với việc làm của bạn B không ? Vì sao?
b. Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường?
Không, em không đồng ý với việc làm của bạn B. Việc đòi mượn bài kiểm tra của người khác để chép là không đúng và không công bằng. Ngoài ra, việc đe dọa và hành vi bạo lực như đánh người khác là không chấp nhận được. Em nên báo cáo với giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này một cách công bằng và hợp lý.
a. Em không đồng ý với việc làm của bạn B.
- Hành vi của bạn B là hành vi gian lận trong thi cử, thiếu trung thực và công bằng, vi phạm kỷ luật nhà trường.
- Hành vi đe doạ của bạn B là hành vi bạo lực học đường gây hậu quả xấu tới bạn A.
b. Những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường:
- Đối xử hoà đồng, chân thành với bạn bè.
- Cẩn thận khi nói về lỗi sai của bạn.
- Không đi đến những nơi dễ xảy ra bạo lực học đường.
- Thông báo với thầy cô khi nghi ngờ xảy ra bạo lực học đường với mình.
a) Bạn học sinh đó đã gian lận vì đòi chép bài của em rồi, mà bạn lại còn đe doạ, đay là bạo lực học đường.
b) Em sẽ xử lí bằng cách bảo thầy giáo và bảo thầy hãy ngồi trong lớp (nếu ra chơi) hoặc nhờ thầy chở về nhà. Như thế em sẽ không bị bắt nạt, khi về nhà, em sẽ kể lại chuyện này cho bố mẹ để bố mẹ đưa ra giải pháp hợp lí nhất vì bố mẹ là người lớn