Soạn văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
I-ta-da-ki-mas <3

tìm và sưu tầm các hiện tượng chơi chữ có trên sách báo mà em biết

Nguyễn Đức Huy
12 tháng 12 2016 lúc 18:00
1. Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa Các quan niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa: từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

  Chơi chữ bằng cách vận dụng từ trái nghĩa khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa làm cho hình thức diễn đạt đối xứng vừa nhấn mạnh nội dung diễn đạt:Lươn ngắn mà chê trạch dàiThờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. Chạch là loại cá trông giống lươn cỡ nhỏ, thân ngắn. Thờn bơn là loại cá thân dẹt, miệng và mắt lệch lên phía trên đầu. Trai là loại động vật thân mềm, vỏ cứng, gồm hai mảnh, thường há ra như cái miệng. Với nghệ thuật chơi chữ để giễu nhại giống như kiểu: "Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm" tác giả dân gian muốn châm biếm những người đem chủ quan của mình gán ghép cho người khác mà không thấy được mình cũng có khuyết điểm tương tự như thế, chả ai hơn ai, chả biết mèo nào cắn mỉu nào!  Hoặc:Giày thừa, guốc thiếu mới xinhThói đời giàu trọng, khó khinh thấy buồn Gặp nhau trước lạ, sau quenGiữ cho trong ấm ngoài êm thuận hoà. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ítTrầu cả khay sao dám gọi trầu không. Trong nhiều lời hát đối đáp, đặc biệt là trong câu đối thường có hiện tượng chơi chữ trái nghĩa. Câu đối của Nguyễn Công Trứ tả cảnh nghèo của một kẻ sĩ:Tối ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. Công nợ rối canh tàn, ước những mười năm dồn lại một.Rượu chè tràn quy tị, trông cho ba bữa hóa ra mười. Hồ Xuân Hương cũng có câu đối Tết trào lộng: Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tớiSáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào. 2. Chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng thuộc trường từ vựng.Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Nói đến kiểu chơi chữ này chắc chúng ta không thể quên được bài thơ Rắn đầu biếng học gắn liền với giai thoại về sự thông minh của Lê Quí Đôn ngay từ thưở nhỏ. Chuyện rằng: Một lần có một vị khách tới thăm quan nghè Lê Trọng Thứ. Đến đầu làng, thấy một lũ trẻ tồng ngồng tắm trong ao, vị khách hỏi thăm:
- Cháu nào biết nhà quan nghè Lê, chỉ đường cho ta.
Một thằng bé khoảng chừng 7, 8 tuổi, mặt mũi sáng sủa và láu lỉnh, cứ tồng ngồng như vậy trèo lên bờ, rồi hỏi:
- Cháu đố ông biết đây là chữ gì? Nói được cháu chỉ nhà cho.
Nói rồi, cậu bé dạng cả hai chân và hai tay ra, nhìn vào ông khách, trông đến tức cười. Vị khách thấy thằng bé ngộ nghĩnh và giỏi quá, bụng tấm tắc khen và trả lời:
- Thì là chữ đại chứ có gì mà phải đố! (大)
Thằng bé cười rộ lên, rồi nói:
- Là chữ thái, có thế mà không biết! 太
Thằng bé nói xong, hin hin mũi chế giễu vị khách, rồi không chỉ đường cho khách, cứ thế tồng ngồng chạy vào làng.
Vị khách, cuối cùng cũng tìm được nhà quan nghè Thứ. Khách kể chuyện cho chủ nghe và khen trẻ con trong làng quan nghè thông minh quá.
Một lát, ông nghè họ Lê gọi con mang trà ra. Khách sửng sốt:
- Vậy thì ra là thằng bé đố chữ tôi là con quan nghè.
Quan nghè Thứ rất đỗi ngạc nhiên, ông thét chú bé mang roi ra, nằm lên giường chịu đòn. Khách xin tha cho thằng bé và bảo cậu bé Lê Quý Đôn phải làm một bài thơ tạ tội với đề bài: “Rắn đầu biếng học”. Bé Đôn ngẫm nghĩ một lúc rồi đọc bài thơ vừa kịp nghĩ trong đầu: Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu , Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Đầu đề ra có chữ rắn, ấy thế mà thằng bé đã tài tình cho tên từng loại rắn vào từng câu: rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang. Thơ lại hợp vần, đúng luật, ý tứ sâu xa và vươn tới, ví mình như Khổng Tử – Mạnh Tử (Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học), lại vẫn là thơ đứa trẻ con, hứa với cha mẹ xin siêng học. Chơi chữ giỏi đến thế đúng là thần đồng.  Còn đây là một bài ca dao vui:Con quạ nó ăn tầm bậy tầm bạ nó chết,Con diều xúc nếp làm chay,Tu hú đánh trống bảy ngày,Con bịp nó dậy, nó bày mâm ra.Con cuốc nó khóc u oa,Mẹ nó đi chợ đàng xa chưa về.  Bài ca dao tập hợp những con chim sống trọng bụi quạ, diều, tu hú, bìm bịp, cuốc, cho mỗi con đóng vai trò thích hợp với đặc điểm của chúng: diều với quạ cùng loại nên đóng vai trò chính; tu hu đầu mùa hè hay kêu; bìm bịp thường hay ở trong bụi rậm, ít bay đi đêm, như người nội trợ; cuốc lủi trong bụi như tìm ai, tiếng kêu của nó sầu não như khóc như than. Đây là cách chơi chữ dùng các từ cùng trường nghĩa để khắc hoạ lên những bức tranh dân gian về một đám ma nghèo nhưng đầy đủ lễ thức. Vừa phản ảnh một phong tục ngày trước với nhiều màu sắc độc đáo nhưng cũng không giấu tính châm biếm sắc sảo. Cùng kiểu như vậy ta còn có thể gặp trong các bài ca dao tương tự: Cóc chết bỏ nhái mồ côi,Chẫu ngồi chẫu khóc :" Chàng ơi là chàng"Ễnh ương đánh lệnh đã vang,Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!  Tác giả dân gian tập hợp trong bài ca dao này các con vật cùng loài với cóc: nhái, chẫu chàng, ễnh ương, ngoé. "Chàng" trong câu câu ca trên vừa là con chẫu chàng vừa là đại từ chỉ người trong cặp đại từ nhân xưng cổ: chàng – nàng. Bài ca dao vừa chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, vừa chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa. 3. Chơi chữ bằng cách vận dụng hiện tượng từ láy hoặc lặp từ :  Từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc thái hoá, chuyên biệt hoá về nghĩa. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự kiện rất tinh tế và sinh động về cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội, nó là “phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật, đặc biệt là của thơ ca”.Chơi chữ bằng việc sử dụng từ láy xuất hiện khá nhiều trong ca dao; có khi tạo âm hưởng cho câu thơ: Con mèo, con mẻo, con meoAi dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao? Hoặc như trong một tình cảnh khác, chơi chữ kiểu láy để thể hiện nét nghĩa gắn lết không muốn xa rời nhau của đôi nam nữ:Rau má là lá lan dây,Đã trót dan díu, ở đây đừng về.Rau má là lá lan thềĐã trót dan díu đừng về ở đây.  Đó là cách chơi chữ láy quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân gian mà dụng ý của nó nhiều khi cũng rất uyên thâm: Con kiến mà leo canh đaLeo phải cành cụt leo ra, leo vàoCon kiến mà leo cành đàoLeo phải cảnh cụt leo vào, leo ra. Chơi chữ lặp đi lặp lại như thế đã gợi nên cuộc sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát của phận cái kiến, con ong ở xã hội ngày trước.  Trong nhiều công trình nghiên cứu về Cung oán ngâm khúc, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy số từ láy trong tác phẩm này chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều đoạn, nhiều câu, số từ láy được sử dụng dày đặc: - … Tiếng thánh thót cung đàn thuý địchGiọng nỉ non ngón địch đan trì,Càng đàn, càng địch, càng mê,Càng gay gắt điệu, càng tê tái lòng !Mày ngài lẫn mặt rồng lồ lộ,Sắp song song đôi lứa nhân duyên, …  Thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều từ láy. Đặc biệt là những từ láy gợi âm thanh: tỉ tì ti, hi ha, hu hơ, vo ve, thánh thót, long bong, lõm bõm…, những từ gợi cảm giác, xúc giác: xù xì, toen hoẻn, lam nham, lún phún…, những từ gợi tư thế vận động: cheo leo, vắt vẻo, lom khom, ngất nghểu, lăn lóc…những từ tượng thanh: lắc cắc, long bong, phập phòm, thánh thót, lõm bõm… được Bà Chúa Thơ Nôm sử dụng theo cách chơi chữ một cách tài tình.  Chơi chữ bằng từ láy trong thơ Nguyễn Duy thực sự đã trở thành một hiện tượng gây chú ý. Cũng vẫn là những láy đôi, láy ba, láy tư mà ai cũng biết, nhưng khi đi vào thơ Nguyễn Duy, chúng dễ tạo nên một tiếng cười:“Xanh xanh đỏ đỏ bừng bừngTứng từng tưng tửng từng tưng đã đời” (Cung văn)  “Ở đâu có những người conMang theo cái nõn nòn non lên rừng” (Gặp ma)  “Áo trắng là áo trắng bay Thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh” (Áo trắng má hồng).Từ láy vốn đã mang tính tượng thanh, tượng hình cao, Nguyễn Duy có lẽ lại cố tình nhạo, nhại đối tượng của mình bằng những từ láy có tính chất âm tính, có nghĩa tiêu cực hoặc có tính khẩu ngữ nên khi đọc, chúng ta có cảm giác nhà thơ đang “nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi”. Chuyện vui sau đây bao gồm nhiều vế đối minh họa cho cách kết hợp nhiều kiểu chơi chữ: lặp từ, láy từ, dùng từ đồng âm: Một đoàn thăm quan tới thăm địa đạo Củ Chi, thấy có tấm biển treo giải cho ai đối hay nhất câu “Cô gái củ chi chỉ ku hỏi củ chi”.
Anh thanh niên Cần Giờ nhanh nhảu: “Con trai Cần Giờ giơ cần hỏi Cần Giờ”.
Chị Hải Dương tiếp luôn: “Con gái Hải Dương hưởng giai ngoài Hải Dương”.
Em Hà Nội e thẹn: “Trai Hàng Chuối chuồi háng bảo Hàng Chuối”.
Cậu nhỏ Bắc Cạn: “Chàng trai Bắc Cạn bán kặk ở Bắc Cạn”.
Chú Hải Phòng đâu có kém cạnh: “Con trai Ðồ Sơn sơn đồ bán đồ sơn”.
Anh chàng dân miền Tây không kém: “Trai Cửu Long cõng lu bị lỏng cu”. Cuối cùng Một anh bộ đội mới xuất ngũ hô to: “Chàng trai Giải Phóng phỏng giái hô giải phóng ... !!!!” Ai đối được hay hơn không?   4. Chơi chữ bằng cách đảo ngược: a. Có khi là đảo ngược nội dung sự việc trong văn thơ để tạo tiếng cười hoặc có ý châm biếm mỉa mai:Bao giờ cho đến tháng baẾch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồngHùm nằm cho lợn liếm lôngMột chục quả hồng nuốt lão tám mươiNắm xôi nuốt bé lên mười,Con gà mâm rượu nuốt người lao đaoLươn nằm cho trúm bò vàoMột đàn cào cào đuổi bắt cá rôLúa mạ nhảy lên ăn bò,Cỏ năn, có lác rình mò bắt trâuGà con đuổi bắt diều hâu,Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông. Tất cả các sự việc, các hành động và chủ thể tạo nên hành động trong bài ca dao trên đều ngược nghĩa so với hiện thực cuộc sống. Đều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm ở đây có lẽ với hai dụng ý rõ rệt: vừa mua vui với chữ nghĩa, vừa muốn nói lên một sự bất công ngang trái trong xã hội ngày trước!  b. Có khi trật tự cú pháp thay đổi kéo theo ngữ nghĩa thay đổi. Bài thơ“Chân tu” của Tú Quì theo lối Thuận nghịch độc là một ví dụ:
Bài đọc xuôi: Chân tu
Xôi chè kệ tụng niệm không không
Thiếp phận đành tu nỡ lấy chồng
Nồi bỏ tốc hương mùi rực rực
Tóc dài mau cạo chớ mong trông
Rồi lo muộn trễ công chuông mõ
Nỗi sợ e tàn tiếc trái bông
Thôi chẳng tục trần tơ vấn buộc
Ôi lòng phới nhẹ chuốc dường lông.

Bài đọc ngược: Hồi tục
Lông dường chuốc nhẹ phới lòng ôi
Buộc vấn tơ trần tục chẳng thôi
Bông trái tiếc tàn e nỗi sợ
Mõ chuông công trễ muộn lo rồi
Troong mong chớ cạo mau dài tóc
Rực rực mùi hương tốc bỏ nồi
Chồng lấy nỡ tu đành phận thiếp
Không không tụng niệm kệ chè xôi.

Điều thú vị ở bài thơ chính là sự đảo ngược trật tự chữ dẫn đến sự đảo ngược nội dung ý nghĩa. Đọc thuận là chân tu, nhưng đọc ngược lại là hồi tục. Kiểu chơi chữ này trước hết thể hiện khả năng dùng chữ tài tình, linh hoạt của cụ Tú, bên cạnh con chữ trong bài thơ còn thể hiện một triết lý: Theo đạo thì thanh, ngược đạo hóa tục. Người theo đạo nhưng làm trái đạo thì không còn là đạo nữa! (Phần này (10.b) sử dụng tư liệu của NguyễnHữu Vĩnh).  c. Đảo ngược cú pháp để tạo những văn bản mới – phổ biến của kiểu chơi chữ này là lối làm thơ “Thuận nghịch độc” - đọc xuôi hay ngược cũng đều ra thơ – nhưng không nhất thiết là các bài thơ này trái ngược nội dung ý nghĩa nhau. Chẳng hạn bài thơ có 8 cách đọc sau đây: 1. Bài thơ gốc:Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngờiThú vui thơ rượu chén đầy vơiHoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.


2. Đọc ngược từ dưới lên:Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

Các câu hỏi tương tự
thu nguyen
Xem chi tiết
Tôi là trai???
Xem chi tiết
Nguyễn VT
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Mai Anh Phan
Xem chi tiết
Lê Công Thành
Xem chi tiết
Anh Hoàng Công
Xem chi tiết
Thiện Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hoà Trần Bình
Xem chi tiết