đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi
Dữ dội và dịu êm ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau câu 1 xác định thể thơ câu 2 xác đinh phương thức biểu đạt câu 3 những từ nào sau đây diễn tả những cung bậc cảm súc trong tình yêu câu 4 viêt đoạn văn (5-10 câu) thể hiện tâm trạng người con gái trong tình yêuĐọc và trả lời câu hỏi
Dữ dội và dịu êm
Ôn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Câu 1 Nêu khái quát nội dung đoạn thơ
Câu 2 Phân tích hiểu quả của một biện pháp tu từ
Câu 3 Chép một câu thơ mà anh chị liên tưởng đến khi đọc đoạn thơ trên Lý giải lí do của sự liên hệ
Câu 5: Từ đoạn trích thuộc phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: "từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân".
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
( trong văn chương âm thanh đôi khi thể hiện ý đồ nghệ thuật độc đáo) hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân trong tác phẩm vợ chồng a phủ. Từ đó so sánh với âm thanh trong buổi sáng chí phèo tỉnh rượu sau khi gặp thị nở.
Viết một đoạn văn ngắn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ tượng hình, 1 từ tượng thanh. Gạch chân dưới những từ đó.
Nhớ bắc(huỳnh văn nghệ)
Ai về bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống lạc hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời nam thương nhớ đất thăng long.
Ai nhớ người chăng ôi!nguyễn hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vãn nghe trong máu buông xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương.
Vãn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vãn nhớ,vãn thương mùa vải đỏ
Mõi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh nam say bước quá say miên
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên.
Thực hiện các yêu cầu sau
Câu 1:xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2:nhân vật trữ tình trong văn bản đang ở đau và đang nhớ vùng đất nào?
Câu 3:nêu tác dụng của điệp từ "vãn" trong đoạn trích dưới đây
"Vãn nghe trong máu buông xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương
Vãn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng có buồn
Mõi lần phảng phất hương sầu riêng".
Câu 4:thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên.
Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay
Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...)
A) Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu
B ) Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. _Phạm Hổ
C) Nhìn xuống sân thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trâng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non. _Nguyễn Thái Vận
D) Ôi chú chim tu hú
Chẳng quên việc của mình
Đánh thức mùa vải dậy
Ngọt dần với bình minh. _Nguyễn Viết Bình
E) "_Nhưng mà đã thực mát tay chị em chưa?
_ Mát rồi , mát buốt lên cả tay rồi đây này !". _Đỗ Vĩnh Bảo
G) "Tháng chín , tháng mười , chim pít đã rủ nhau bay về từng đàn , tiếng hót ríu rít cứ xoay tròn trong nắng mai và gió rét căm căm." _Nguyễn Minh Châu
F). Em bé thuyền ai ra dỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm. _Huy Cận
H). Tôi cảm thấy mình đứng ở rìa trái đất đang lặng ngắm không gian , lòng tràn ngập cảm giác e sợ như khi đứng gần - một cái gì cao cả? _M.Goóc- ki
Phần I: Đọc - hiểu.
Đọc đoạn trích sau
Có mấy ai nhận ra ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đẽn cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Rồi trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
Câu 2: Xác định và nêu hiểu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn văn: "Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?".
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: "Khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống" không? Vì sao? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu).
Phần II: Làm văn.
Câu 4: Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: "Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn".
Câu 5: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người Vợ Nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ Văn 12 tập 2 NXB Giáo Dục 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11 tập 1 NXB Giáo Dục).