Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phả...
Đọc tiếp
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
(Trích “Tấm Cám” - Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1: Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1đ)
Câu 2: Xác định trạng ngữ có trong câu sau: “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả.”. Em hãy nêu công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,5đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Cám? (1đ)
Câu 4: Trong “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ viết “Thị thơm thì giấu người thơm”, em hãy kể một số nhân vật “người thơm” trong các câu chuyện cổ tích mà em đẫ đọc. (1,5đ)
Câu 5: Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ như thế nào về đức tính chăm chỉ, hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (Viết không quá 5 câu) (2đ)