hơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường , Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy
Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.