Hà Nội – thủ đô văn minh của nước ta không chỉ có những món ăn ngon, những phong cảnh đẹp, những con người thanh lịch mà còn có những danh lam thắng cảnh, những khu di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất, có nhiều du khách tham quan nhất chính là Hồ Gươm. Hồ Gươm mang nhiều nét đặc sắc và riêng biệt của riêng mình, không những thế, nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc, giàu giá trị. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu đã đến Hà Nội, bạn phải đến Hồ Gươm, là một công dân Việt Nam nói chung và là một người dân Hà Nội nói riêng, em rất tự hào và yêu thích hồ gươm.
Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết. tên hồ được gắn với truyền thuyết trả gươm của Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần Kim Quy đã giúp ta đánh đuổi và thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược, sự tích trả gươm cho rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay mọi người thường gọi thay cho cái tên "Hồ Thủy Lục" ngày xưa. Trên hồ có hai đảo nhỏ: đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỉ XIX, người ta dựng một ngôi đền trên đảo Ngọc và gọi là đền Ngọc Sơn thờ thánh Văn Sâm và Trần Hưng Đạo. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.
Hồ Gươm nằm ở nơi trung tâm Hà Nội, với diện tích khoảng 12 héc-ta, chiều dài Nam – Bắc, chiều rộng Đông – Tây là 200 mét. Hồ là một nhánh của sông Hồng, là hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội. Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa các khu phố cổ gồm các phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can,…với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Tràng Thi, Nhà Thờ,…
Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm còn gắn liền với các công trình kiến trúc như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc. Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIX, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa ( Quy Sơn ). Tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng dưới có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tần ba chỉ có một của hình vòm. Hồ có đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc, xưa có tên là Tượng Nhĩ, là mà tai voi. Sau này, được Lý Thái Tổ đổi tên thành Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác, chính là cây cầu cong màu đỏ rực, đó là cầu Thê Húc.- nghĩa là nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Ngoài những công trình trên, hồ còn có Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu lí do hồ Hoàn Kiếm lại trở thành địa điểm du lịch ấn tượng, thu hút nhiều khách du lịch, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng của nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ. Hơn thế nữa, hồ còn gắn liền với lịch sử một thời, là biếu tượng khát vọng hòa bình của toàn dân tộc.
Hồ Gươm là một quần thể di tích đáng trân trọng và bảo tồn nguyên vẹn. Ngày nay, cứ mỗi khi mặt trời lên tỏa ánh sáng lấp lánh xuống hồ, hồ Gươm trông thật là đẹp, từng làn sóng trôi dập dềnh được ánh nắng như được dát vàng. Còn khi hoàng hôn dần buông xuống, hồ lại có vẻ kiêu sa, cổ kính, hàng liễu bên hồ rũ xuống như những thiếu nữ đang soi gương, chải tóc. Vào mỗi buổi chiều, có rất nhiều người dân chạy và đi bộ quanh hồ để tìm sự yên tĩnh, hít thở không khí trong lành và cảm nhận được cái đẹp của hồ. Chúng ta có thể thấy rằng, sự ngự trị tinh thần của hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử trong thành phố này. Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa có ý nghĩa tinh thần, không ngừng tạo nguồn cảm hứng dồi dào và phát triển. Được xem là một trong những điểm tựa tinh thần hiếm hoi của người dân thành phố, hồ Gươm là nơi mà người ta vừa sống một cuộc sống hiện đại, vừa có thể nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai.
Nếu như các đô thị hiện đại ở phương Tây, những điểm nút đô thị được hình thành nên từ những công trình trọc trời hay là nơi tụ hội của cách mạng trước xã hội, những yếu tố dễ dàng xác định thì ngược lại, ở Hà Nội những điểm nút đó lại được hình thành nên từ những nét ngang không thể cảm nhận, từ những cái hồ mang đầy yếu tố lịch sử, mang đậm nét duyên dáng cần được bảo vệ, tuy nó không bộc lộ phô trương mà rất tinh tế, kín đáo gần như không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận từ chính tâm hồn của mình. Đây chính là một lí do quan trọng nhất để biến hồ Gươm thành nơi tham quan nổi tiếng ở Việt Nam. Là tấm gương phản chiếu tinh tế, Hồ Gươm là một khu di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ôn cha ta. Là một người dân của thủ đô Hà Nội, em vô cùng tự hào về những danh lam thắng cảnh của nơi mình ở, đặc biệt là Hồ Gươm.
Những người biết lắng nghe sẽ thấy hồ Gươm cũng như các hồ khác ở Hà Nội vẫn không ngừng thốt lên những thông điệp sâu thẳm: "Chúng tôi là bộ khung của thành phố này, chúng tôi là cơ thể của thành phố này, chúng tôi là những cánh của đến với những biểu tượng, chúng tôi là những tấm gương phản chiếu tinh thần Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận được nhưng không phải bao giờ cũng phô trương mà tinh tế và văn minh".
Là một học sinh của Hà Nội, một người dân của Hà Nội, em không chỉ cảm thấy tự hào mà còn vô cùng yêu thích hồ Gươm. Chúng ta, những người dân văn minh của Hà Nội cần phải phát huy vẻ đẹp của hồ Gươm nói riêng và tất cả những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử ở Hà Nội nói chung, bên cạnh đó, ta còn phải giữ gìn, trân trọng và bảo tồn vẻ đẹp ấy vì một thủ đô văn minh – thanh lịch. Một đất nước phồn vinh, hưng thịnh. Mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử mang đậm giá trị sâu sắc. Qua đó, em cũng có thể thấy rằng hò Gươm không chỉ đẹp, mang nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà còn là di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô Hà Nội.