Phong trào thơ mới là cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo . Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới , không tuân theo lối vần luật , niêm luật của các loại thơ cổ .
Một số tác phẩm :
- Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
+) Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ Mới.
+) Những nét đặc trưng cơ bản:
-Giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang,...
-Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống.
-Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học.
-Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển.
-Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đại,...
+) Các tác giả, tác phẩm đã hoc ở lớp 8 trong phong trào thơ mới:
- Tản Đà với bài thơ "Muốn làm thằng Cuội"
- Thế Lữ với bài thơ "Nhớ rừng"
- Vũ Đình Liên với bài thơ "Ông đồ"
- Tế Hanh với bài thơ "Quê hương"