Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24.
Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một ngày lễ đặc biệt này, vì vậy em muốn gửi đến các thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất!
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những đứa học trò chúng em thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng em trên bước đường đời.Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. Hãy ghi nhớ công ơn thầy cô và làm những điều tuyệt vời nhất như những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô của chúng ta nhé các bạn!
Em xin chúc các thầy cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt thật nhiều những thành tích tốt. Chúc hoc24 sẽ ngày phát triển mạnh, có nhiều bạn biết đến để phát triển khả năng và chứng tỏ năng lực của bản thân mình. Em cũng xin cảm ơn người đã tổ chức tạo ra góc học online. Nó vừa à nơi để học vừa là nơi để giao lưu, trò chuyện. Chúc các thầy cô có một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui.
Đọc đoạn văn:
''Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
-Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra nguwòi đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!- Lần đầu tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười-vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuânj, vui vẻ.
-Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?- Đột nhiên tôi hỏi.
-Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.
( Trích ''Chiếc thuyền ngoài xa_ Nguyễn Minh Châu'' SGK Ngữ Văn 12_tập 2_trang 76)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2: Cho biết nội dung đoạn văn bản trên ?
Câu 3: Em có đồng ý với người đàn bà hàng chài khi cho rằng ''... Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!'' không?Vì sao?
Câu 4: Đoạn văn '' Viên án chánh huyện... đầy suy nghĩ'' đã gởi đến người đọc thông điệp sống nào?
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (100 --> 150 từ ) trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, vui vẻ trong xã hội ngày nay.
Giúp em với ạ Thung lũng Ha Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung tung một thứ sang nhà hàng học nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét như nhiều đại nhà mà thật thày là thư kháng kh huyền thanh Ở Hoa Tài, những chuyện cổ như những bông hoa đại, màu vàng nhạt, bộ như khuy án, điểm đầu đó quanh nào trong các ngõ nhỏ. Dan ông ngo lens này trong miếng uống rượu không bao giá này. Nó cũng giống như những viên đã cuối trắng có gần đó, mình như sự chỉ nam khi đầu mới lòng suối. Phụ nữ thích những viên sỏi này. Họ nhật nó về ủ trong áo lót đã một trăm ngày. Khi làm đêm cho chồng, họ điều viên sỏi đó vào trong. Có lời truyền rằng người chồng nằm trên điểm ấy sẽ không bao gi mơ tưởng đến những phụ nữ khác. Hua Tắt là một bàn nhỏ cô đơn. Người dân ở đây sống giản dị, chất phác. Công việc hướng rẫy nhọc nhằn vất và. Cả việc săn bắt cũng thế. Tuy nhiên, người dân ở đây lại rất rộng lòng miền khách. Đến Hoa Tát, khách sẽ được mời ngồi trên bếp lửa, uống sừng rượu cần với xeo thịt rừng sấy khô. Nếu khách là một người công minh, chính trực, chủ nhà sẽ mời khách nghe một câu chuyện cả. Có thể nhưng chuyện có ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta này mở ra sự sáng suốt đạo đức, lòng cao thượng, tình người. Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa. Ở Hua Tát, họ đều biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoảng trên các khau cút nhà sản. Như những ngọn gió. (Trích Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2007, tr. 5,6) Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả đặc điểm của thung lũng Hua Tát Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: "Có thể những chuyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta này nở ra sự sáng suốt đạo đức, lỏng cao thượng, tình người " Câu 4. Dòng cuối cùng "như những ngọn gió" gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Cáu NLXH. Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về lối sống giản dị
Phân tích tích 2 câu thơ ‘được mất dương dương người thái thượng, khen chê phơi phới ngọn đông phong. Nêu rõ thái độ sống và quan niệm sống của tác giả và liên hệ bản thân rút ra quan niệm sống ngày nay.
Bình giảng đoạn thơ sau:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc.
Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui...
a) Theo tác giả, những dấu hiệu biết buồn của tuổi mới lớn là gì ?
b) Tại sao tác giả cho rằng :" Hãy giành cho sự cô đọc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn"
c) Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: " Tuổi mới lớn là tuổi biết buồn " không?
Suy nghĩ về câu nói :"Đừng để nhà trái nghĩa với bình yên".
Liệt kê các từ ghép có tiếng "chơi"
(Càng nhiều càng tốt nha)
1) "Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
"Nhị vàng,bông trắng,lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Bài làm:
*Các biện pháp nghệ thuật được sử trong bài ca dao trên là:
-"Trong đầm gì đẹp bằng sen"
+ Được sử dụng biện pháp so sánh và câu hỏi tu từ.Câu hỏi trong câu thơ trên là câu hỏi tu từ vì không có câu trả lời.Nhưng nó nêu bật 1 ý nghĩa ,mà chắc chắn là người VN,ai cũng có thể hiểu và thấm nhuần:ca ngợi vẻ đẹp của sen,vẻ đẹp đã đi vào bao bài thơ,bản nhạc.Đồng thời,khẳng định 1 điều và 1 điều duy nhất:bông sen mang vẻ đẹp của VN,và sẽ mãi mãi là đẹp nhất,trường tồn cùng mảnh đất hình chữ "S" này.
-" Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng,bông trắng,lá xanh"
+Biện pháp lặp 2 câu thơ giữa:biện pháp lặp câu này,không những không gây nhàm chán(câu sau không giống câu trước) mà còn tạo ra nhịp điệu cho bài ca dao mang đậm chất trữ tình.Câu thơ"Nhị vàng,bông trắng ,lá xanh"chắc chắn đã được cất lên với 1 dọng đầy âu yếm cuả những người bà người mẹ ru con ngủ,sớm đã truyền tình yêu quê hương,đất nước cho những đứa trẻ thơ.
+Những tính từ gợi tả màu sắc:xanh,trắng,vàng.Đây là những màu sắc không quá mạnh như màu đỏ,cũng không quá nhẹ nhàng như màu hồng.Mà,nếu cảm nhận rõ,người đọc có thể cảm nhận đây không phải đơn thuần là màu sắc mà còn giúp người ta cảm thấy 1 vẻ thanh mát,dễ chịu ngay chính tâm hồn mình.Có thể nói,đây là những màu sắc mang đậm 1 vẻ thanh tao ,nhã nhặn.Những màu sắc của bông sen thật đẹp,đã góp phần miêu tả bông sen cách chi tiết nhất,và cũng là đẹp nhất.Và cũng có thể nói,những màu sắc trên đã gắn bó với đất nước ta từ bao đời,trong những lễ hội truyền thống,nhất là trên tà áo dài thướt tha người thiếu nữ VN.(liên hệ mở rộng)
-Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
+Biện pháp chỉ sự đối lập: Đây có thể nói là biện pháp hợp lí nhất,được sử dụng "đắt" nhất trong bài.
Về nghĩa đen:Bông sen là loài hoa sống ở nước,có nhiều trên đất nước VN chúng ta ,đặc biệt là vùng Đồng Tháp.Tuy gần nơi bùn nhơ,nhưng sen vẫn giữ được vẻ thanh tao,tinh khiết của mình.
Về nghĩa bóng:Sen là tượng trưng của con người VN,là tượng trưng cao quý của những người dân chân lấm tay bùn mà thật thà chất phác.Sen cũng giống như con người VN,tuy cực khổ,lam lũ quanh năm mà vẫn giữ được tấm lòng cao quý,để sống không thẹn với lòng,1 đời ý chí thanh cao,xứng đáng với dòng giống Rồng -Tiên cao quý của mình,lòng nhận hậu,cao cả của họ tựa như bông sen nơi tâm hồn sâu thẳm.
⇒⇒Câu ca dao được viết theo thể thơ lục bát-thể thơ truyền thống của dân tộc,lại có cách gieo vần độc đáo,vừa mang ý thơ lại đậm chất trữ tình,là món ăn tinh thần của con người VN chúng ta
2)
a) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên:tự sự
b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:
-Điệp từ "mỗi" được nhắc lại 2 lần
-Biện pháp nghệ thuật nhân hóa"buồn" ,"sầu"
c) Bài làm:
Cuộc sống là 1 vòng thời gian bất tận.Thu qua,đông tới,xuân lại về.Cứ như thế trôi mãi trôi,và dần dần trở thành 1 quy luật của tạo hóa.Và con người chính là chủ nhân của vòng tròn vĩnh cửu ấy!
Nếu như những chùm phượng đỏ rực là báo hiệu hè về,lá rơi rợp những phố cổ của Hà Nội cho ta biết thu đã tới,thì chính sự nhộn nhịp,đông vui lại chính là sứ giả của mùa xuân.Cái cảnh chợ tết đông vui,tấp nập,tràn sắc hoa đã để lại trong tôi bao dòng suy nghĩ . Những phố cổ Hà Nội lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết ,và con người,thời gian,vạn vật như 1 lớp áo mới.
Ông đồ-vẫn ở đó,vẫn như ngày nào,sự suất hiện của ông vẫn là báo hiệu Tết sắp đến,nhưng sao ông lại được ít người biết đến,chú ý đến? Sự suất hiện của ông chẳng lẽ không báo hiệu xuân về?Bàn tay tài hoa của ông chẳng lẽ chẳng đẹp như những bông đào tươi sắc.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng".Câu thơ khiến biết bao người phải suy nghĩ.Trước đây,vào mỗi tết,việc xin chữ diễn ra rất tấp nập.Giờ thì điều đó chẳng còn diễn ra thường xuyên nữa,nếu không muốn nói là chẳng còn mấy người quan tâm nữa.Người nghệ sĩ tài hoa cũng chẳng còn được viết ra những nét bút "phượng múa rồng bay nữa".Có lẽ mọi người đã sớm quên đi cái quan niệm,gọi là "xin chữ đầu xuân"
Bạn nói đồ vật là vô tri vô giác? Sai. Những đồ vật cũng cảm thấy mình cô đơn,không người bầu bạn .Trước kia,mỗi dịp tết đến,giấy sẽ được thấm nhuần mực ,và mực sẽ tô điểm cho giấy.Còn giờ đây? Chẳng còn gì ngoài sự cô đơn hưu quạnh diễn ra với chúng.
Và thời gian cứ thế trôi mãi trôi,cho đến 1 ngày,tục xin chữ không còn ai biết đến nữa.........
Xã hội ngày càng hiện đại,và con người ngày càng chạy theo những thú vui cuộc sống, vốn đã quên đi cái gọi là cội nguồn dân tộc,những nét độc đáo của văn hóa VN.Bài ông đồ mà tác giả sáng tác đã làm tôi và bao trái tim rung động,mong sao mỗi chúng ta đều biết giữ gìn nét đẹp văn hóa,để truyền lại cho con cái đời sau.
------------------------------Thân----------------------------