Nếu vô tình để dây thả diều chạm vào dây dẫn điện hay ở các tiếp điểm của máy biến áp thì dòng điện có thể truyền theo dây thả diều chạy qua cơ thể gây co giật thậm chí có thể chết người
Chúc bn hok tốt
Nếu vô tình để dây thả diều chạm vào dây dẫn điện hay ở các tiếp điểm của máy biến áp thì dòng điện có thể truyền theo dây thả diều chạy qua cơ thể gây co giật thậm chí có thể chết người
Chúc bn hok tốt
Tại sao chỉ được thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V ?
Nếu dây chì trong cầu chì bị đứt người ta có thể thay bằng dây đồng hoặc dây nhôm.Theo em làm như vậy có đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện hay đồ dùng điện của mạch điện hay không ? Tại sao ?
Cho trước nguồn điện hai pin 2 bóng đèn d1 và d2 mắc nối tiếp ,công tắc đóng và dây dẫn
a, Vẽ sơ đồ mạch điện trên
b.so sánh cường độ dòng điện chạy qua đèn d1 và d2
c, Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn U1=2,3V, hiệu điện thế trong mạch chính U=4,8V . Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn
Cho mình hỏi hiệu điện U và cường độ dòng điện I nên được hiểu như thế nào,xem video và hỏi khá nhiều người nhưng vẫn chưa hiểu hai khái niệm này lắm cho lắm. Vì chưa hiểu nên mong mn giải thích càng dễ hiểu càng tốt ạ, xin cảm ơn
Cho e hỏi hiện tượng về điện ạ. Chuyện là thế này. Nằm nằm ngủ trên nệm đặt ở dưới sàn nhà, và có 1 cái phích điện sát bên, và e hay sạc điện thoại, khi e sử dụng điện thọai xong thì e bước xuống sàn nhà hay đụng vào tay cầm của cửa thì có hiện tượng giật tê tê. Và cho e hỏi đó là hiện tượng gì ạ?
Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24 SGK, cho biết nên dùng cầu trì ghi bao nhiêu Ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn.
Vì sao không được phơi khăn mặt hay quần áo ướt lên dây điện?
Ở mạch điện gia đình vì sao khi mắc công tắc hay cầu chì vào mạch điện phải mắc vào dây "nóng"??
Đề thi HK 2 đấy ạ :(( Thấy nó kì kì á :(( Ai giải giùm mình với mình cảm ơn ạ
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 3: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 4:Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
A. 26 B. 52 C. 13 D. không có electron nào
Câu 5: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?
A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.
C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.
D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai:
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.
Câu 8: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?
A. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
B. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
C. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.
D. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.
Câu 9: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Bóng đèn điện đang phát.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
D. Rađio đang nói.
Câu 10. Ghép mỗi phần 1, 2, 3, 4 với một phần a, b, c dưới đây để thành một câu đúng nghĩa:
1. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện cùng loại khi đặt gần nhau thì 2. Hai thanh nhựa bị nhiễm điện khác loại khi đặt gần nhau thì 3. Hai thanh nhựa không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì 4. Một thanh nhựa bị nhiễm điện và một thanh nhựa khác không bị nhiễm điện khi đặt gần nhau thì |
a) không hút và không đẩy nhau. b) đẩy nhau. c) hút nhau |