- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.
Vào lúc 12 giờ, mặt trời chiếu gay gắt nhất (do hướng chiếu thẳng đứng với mặt đất) nhưng không khí vẫn chưa thể nóng lên. Không khí chỉ nóng nhất khi đã hấp thụ đc bức xạ của mặt đất Mà mặt đất chỉ bức xạ khi đã hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời. Như vậy nhiệt đó của không khí cao nhất vào lúc 13h,
Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa ( là lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:
Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả năng lượng của bề mặt đất ( là bức xạ mặt đất). Lúc 12 giờ trưa tuy bức xạ mặt trời lớn nhất, nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế lúc không khí nóng nhất là 13 giờ.
Vào lúc 12 giờ là lúc bức xạ mạnh nhất chiếu xuống mặt đất. Mặt đất đang hấp thụ ánh sáng do mặt trời chiếu xuống nên không khí chưa thể nóng lên. Khi đến 13 giờ, mặt đất phản lại bức xạ khiến cho không khí thực sự nóng lên.
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.
Vì lúc 12 giờ là lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất và chiếu thẳng xuống mặt đất, lúc đó mặt đất đang hấp thụ nhiệt và chưa phản xạ lại vào không khí. Chỉ 1 giờ sau, lúc đó nhiệt đã vào không khí, thì nhiệt độ không khí mới nóng nhất.