Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Naruto Uzumaki

Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng
a,Nội dung của đoạn văn trên là gì?
b,Trong đoạn văn trên theo em có thể thay từ "quên "bằng tự "không" từ
" chưa" bằng tự "chẳng" được không?Vì sao?

Lưu Mỹ Hạnh
10 tháng 5 2018 lúc 15:04

a. ND: Nêu lên nỗi lòng của vị chủ tướng tot.

b. Ko thể thay từ quên thành từ không, từ chưa thành từ chẳng vì :

+ Làm câu văn lủng củng, thiếu liên kết.

+ Khiến người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa đoạn văn trên.

+ Làm cho câu văn mất đi tính thống nhất, mạch lạc.

+ Khiến trật tự từ trong câu bị thô cứng.

LÀM BỪA, KO BT CÓ ĐÚNG KO NX !

Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Hồng
10 tháng 5 2018 lúc 15:40

Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.'' Đó thật là tấm lòng phụ tử đáng cảm động vậy!

Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn đ

Bình luận (0)
An Hạ
12 tháng 5 2018 lúc 5:30

Thể hiện trực tiếp nỗi lòng của vị chủ soái đối với các tướng sĩ. Diễn tả nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, để rồi biến thành nỗi uất hận và cuối cùng là sự sẵn sàng hy sinh thân xác cho sự độc lập và bảo vệ đát nước

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TV anime
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
hoàng nguyên lê
Xem chi tiết
csuong
Xem chi tiết
Mỡ Nè
Xem chi tiết
hanni chii
Xem chi tiết
Đỗ Tình
Xem chi tiết
Lê Hữu Đăng
Xem chi tiết
Vi Thị Khánh Hà
Xem chi tiết