Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Tuan Anh

sự phát triển kt và xh của khu vực nam á

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 12 2019 lúc 18:06

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...

Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

Khách vãng lai đã xóa
Lương Hoàng Hiệp
10 tháng 12 2019 lúc 18:56

Dân cư , Xã hội

Nhận xét về mật độ dân số của khu vực Nam Á so với khu vực Tây Nam Á:

Khu vực Nam Á có mật độ dân số lớn hơn so với khu vực Tây Nam Á.

Các tôn giáo chính ở khu vực Nam Á:

Ấn Độ giáo. Hồi giáo. Thiên Chúa giáo. Phật giáo.

Một số biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị - xã hội của khu vực Nam Á vẫn còn nhiều bất ổn và nguyên nhân:

Các vụ đánh bom đẫm máu diễn ra liên tiếp ở Afghanistan và Pakistan. Ngoài các lực lượng cực đoan và khủng bố hoạt động lâu năm như Taliban và al-Qaeda, Afghanistan và Pakistan còn trở thành địa bàn hoạt động mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Nguyên nhân chủ yếu của những bất ổn này là mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và tôn giáo. Kinh tế :

Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ:

Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.

- Về công nghiệp:

Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai. Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính…)

- Nông nghiệp không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Dịch vụ phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyenhuutin
15 tháng 12 2019 lúc 10:17

Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.

xây dựng đc một nền công nghiệp hiện đại.

Ở Ấn Độ là nước đứng thứ 10 thế giới về xã giá trị sản lượng công nghiệp.

Nông nghiệp giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân dân.

Dịch vụ đang pháttriển.

Tình hình xã hội Nam Á không ổn định

Khách vãng lai đã xóa
Nguyenhuutin
15 tháng 12 2019 lúc 10:17

Mk chỉ bít nhiu đó thui

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đố Biết
Xem chi tiết
Ngô Văn Tiến
Xem chi tiết
Kiên Hà
Xem chi tiết
Tuyết Vũ
Xem chi tiết
Hoàng Long Nguyễn
Xem chi tiết
Thất Tịch
Xem chi tiết
Little Rainbow
Xem chi tiết
mi Na
Xem chi tiết
Phan Minh Phú
Xem chi tiết