Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa_Muội

Soạn phần Đọc - Hiểu văn bản bài : 1> Bức tranh của em gái tôi

2> Vượt thác

3> Buổi học cuối cùng

Các bạn viết ngắn gọn mà đủ ý cho mk nhé ! Mk cảm ơn ~ Mk cần rất gấp !

Thu Thủy
1 tháng 2 2017 lúc 16:18

2/

Soạn bài vượt thác của Võ Quảng

I.Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục. (1) Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. (2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”. (3) Phần còn lại. Câu 2.

a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền. A1) - Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng. - Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít. - Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng. - Càng ngược vườn tược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm. - Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang. A2) - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy. - Thuyền cố lấn lên. - Thuyền vượt khỏi thác. A3) - Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững. - Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra.

b. Cũng như bài « Sông nước Cà Mau », người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại. Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác.

a. - Thác rất dữ dội « Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá ». - Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. - Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu… - Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò.

b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả :

Ngoại hình :

+ như pho tượng đồng đúc.

+ các bắp thịt cuồn cuộn.

+ hai hàm răng cắn chặt. + quai hàm bạnh ra.

- Hành động

+ Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông

+ Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

+ Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

- Đánh giá chung :

+ Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

c. Một số so sánh đã được dùng :

+ Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người). + Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể).

+ Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người). - Hình ảnh dượng Hương Thư giống như « hiện sĩ của Trường Sơn oai linh » cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội. - Hai hình ảnh :

+ Đoạn đầu : « Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ».

+ Đoạn cuối : « Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. • Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

• Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới « Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi ».

• Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận. - Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt. - Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo.

Nguồn: Học tốt ngữ văn


Thu Thủy
1 tháng 2 2017 lúc 20:35

3/

Soạn bài buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.

- Xem (*) phần Chú thích trang 54.

- Tên truyện:

+ Nói về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

+ Sau này sẽ có những thầy cô khác dạy những buổi học khác bằng tiếng Đức, không phải bằng tiếng mẹ đẻ thì đó không còn là buổi học nữa. Lưu ý câu nói của thầy Ha-man: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” để hiểu thêm dụng ý của tên truyện.

Câu 2. - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật Phrăng là một cậu học trò kể lại buổi học cuối cùng này.

- Truyện còn có nhiều nhân vật nữa như bác phó rèn Oát-stơ; cụ già Hô-đe, xã trưởng cũ; bác phát thư cũ; những người dân cùng An-dát, những người lính Đức. Nhưng nhân vật gây ấn tượng nổi bật ở đây là thầy Ha-man.

Câu 3. Buổi học bình thường Buổi học cuối Tiếng ồn ào như vỡ chợ… Tiếng mọi người vừa đồng thanh… Tiếng chiếc thước kẻ to tướng -> không chỉ khác lạ. Mọi người bình lặng Y như buổi sáng Chủ nhật Câu 4. Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng:

- Tôi hơi hoàn hồn ngạc nhiên choáng vàng tự giận mình, chăm chú nghe giảng, tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.

- Sự thay đôi về thái độ, tình cảm, ý nghĩ của Phrăng là từ ham chơi, lười và ngại học tiếng Pháp đã biết yêu quý và ham thích học tốt tiếng Pháp.

Câu 5. Thầy Ha-man.

a. Trang phục:

mặc chiếc áo rơ-đanh-gôt màu xanh lục, điểm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ toàn bằng lụa đen thêu.

b. Thái độ với học sinh: giọng dịu dàng, trang trọng.

c. Hành động:

- Trong buổi học:

+ Nói với chúng tôi bằng Tiếng Pháp cầm một quyển sách ngữ pháp, đọc bài học kiên nhẫn giảng giải chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh, viết bằng “chữ rông” rất đẹp.

+ Đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn… vẫn đủ can đảm dạy hết buổi.

+ Nhận xét: Buổi học mang tính chất trang trọng, thiêng liêng.

- Cuối buổi học:

+ Đứng trên bục, người tái nhợt nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức… cố viết thật to. . + Đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳn nói, giơ tay tay ra hiệu.

+ Nhận xét: Lòng yêu nước, ý thức tôn trọng tiếng Pháp ở thầy thật mạnh mẽ. Nó là liều thuốc làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng. Câu 6. - Một số câu văn dùng phép so sánh:

+ Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử.

+ Tiếng ồn ào như vỡ chợ.

+ Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật. + Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- Tác dụng: xem trang 42 và học sinh tự trả lời. Câu 7. Học sinh thảo luận: Lưu ý câu hỏi 1 trang 54.


Thu Thủy
1 tháng 2 2017 lúc 16:12

1/ Soạn bài bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Kiều phương là cô bé gái có tài năng khiếu hội họa. Cả nhà rất vui và chăm chút cho tài năng của cô bé phát triển. Người anh trai Kiều Phương thì lại rất bực mình, luôn gắt giọng cau có và khó chịu với em. Bức tranh dự thi quốc tế của Kiều Phương được giải nhất. Cô bé mời anh cùng đi nhận giải. Bức tranh « Anh trai tôi » đã làm cho người anh hối hận bởi thấy mình quá nhỏ nhen mà em gái mình lại có tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên.

Câu 2.

a. Nhân vật chính trong truyện là Kiều Phương, bởi vì mọi chi tiết, mọi nhân vật khác đều xoay quanh và làm rõ nhân vật này. Nó tạo nên chuyện và thực hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

b. Truyện được kể theo lời và theo ý nghĩ của người anh sau khi đã tỏ ra hối hận và cảm nhận được lòng độ lượng của em gái. Cho nhân vật khác kể về hành động, tính cách của nhân vật chính, truyện có giá trị khách quan hơn.

Câu 3. Diễn biến tâm trạng của người anh : (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ : Người anh rất tò mò và hiếu kì (« Tôi bắt gặp : Tôi quyết định bí mật theo dõi… ») (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện : Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái (Tôi luôn cảm thấy mình bất tài … -> Tôi chỉ muốn gục xuống khóc… -> Chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên : xem trộm những bức tranh.. lén lút một tiếng thở dài. (3) Khi đứng trước bức tranh « Anh trai tôi » được giải nhất : Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân. (Tôi giật sững người -> ngỡ ngàng -> hãnh diễn -> xấu hổ -> nhìn như thôi miên…) c. Khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân ái với em gái được bởi « luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài ». Hành động ngồi lên bàn học muốn gục xuống khóc ; chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là gắt um lên và sau đó là xem tranh và nén tiếng thở dài cho thấy sự tự ti mặc cảm đã dẫn tới sự ghen tị nhỏ nhen ở người anh bất công với cô em gái cua mình. d. Tâm trạng « ngỡ ngàng », là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt « tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ » ; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4. Đoạn kết tác phẩm, người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu ta lại hiểu câu nói đó một cách đầy ẩn ý. Cậu muốn mẹ hiểu mình đang hối hận và đã có thái độ hoàn toàn khác với người em nhân hậu. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5. Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè ; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).

- Tài năng.

+ Bé Quỳnh xem tran và reo lên khe khẽ.

+ Chú Tiến Lê thẩm định cao.

+ Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.

+ Bức tranh được giải nhất quốc tế.

- Lòng độ lượng và nhân hậu :

+ Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

+ Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

+ Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

- Có lẽ điều khiến ta cảm mếm nhân vật này chính là lòng nhân hậu. Chính « Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài » này của cô bé đã hóa cái tính xấu của anh trai cô.

Thu Thủy
1 tháng 2 2017 lúc 16:12

Nguồn ( 1 ) : Học tốt ngữ văn


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Lê Hạnh Chi
Xem chi tiết
Đào Thu Huệ
Xem chi tiết
Phạm Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
Hang Nguyen
Xem chi tiết
Teresa Mai
Xem chi tiết
Vigor Lạnh Lùng
Xem chi tiết
Hang Nguyen
Xem chi tiết