Soạn bài câu trần thuật đơn.
I. Câu trần thuật đơn là gì?Câu 1: Các câu này dùng để trần thuật.
CâuKiểu câu
Chưa nói hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. | Câu trần thuật |
Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: | Câu trần thuật |
Thông ngách sang nhà ta? | Câu nghi vấn chức năng bộc lộ cảm xúc |
Dễ nghe nhỉ! | Câu cảm thán |
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. | Câu cầu khiến |
Đào tổ nông thì cho chết! | Câu cảm thán |
Tôi về không một chút bận tâm | Câu trần thuật |
Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. | Câu trần thuật |
Câu 2: Xác định thành phẩn chủ, vị của các câu trần thuật.
Chủ ngữVị ngữ
Tôi | đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài |
Tôi | mắng |
Chú mày (CN 1), Ta (CN 2) | hôi như cú mèo thế này (VN 1)/ nào chịu được (VN 2) |
Tôi | về không một chút bận tâm |
Câu 3: Xếp các câu trên.
- Câu do 1 cặp chủ vị tạo thành:
+ Tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài
+ Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
+ Tôi về không một chút bận tâm
- Câu do 2 cặp chủ vị tạo thành:
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
II. Luyện tậpCâu 1 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 2): Câu trần thuật đơn
Chủ ngữVị ngữ
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày trong trẻo, sáng sủa |
… bầu trời Cô Tô | cũng trong sáng như vậy |
→ Các câu trần thuật đơn dùng để kể tả về một sự vật hay sự việc nào đó.
Câu 2 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cả 3 câu a, b và c đều là câu trần thuật đơn và có tác dụng giới thiệu nhân vật truyện.
Câu 3 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong các câu a, b, c dưới đều là những câu trần thuật nhưng nó còn có tác dụng kể, tả về nhân vật.
- Các nhân vật phụ được giới thiệu trước, sau đó mới nói đến nhân vật chính.
+ Các nhân vật chính: Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, em bé thông minh.
+ Các nhân vật phụ: hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng, Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người tài giỏi.
Câu 4 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, câu này còn có nghĩa kể, thuật lại việc "dốc hết vốn" để mua gỗ làm nghề đẽo cày.
b, Câu đơn ngoài việc kể về nhân vật, còn có tác dụng miêu tả về nhân vật.
Câu 1: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ:
Chủ ngữVị ngữ
Bà đỡ Trần | Là người huyện Đông Triều |
Truyền thuyết | là loại truyện dân gian … tưởng tượng kì ảo. |
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày trong trẻo, sáng sủa |
Dế Mèn trêu chị Cốc | là dại |
Câu 2: Các vị ngữ đều có từ là kết hợp với cụm danh từ
Vị ngữ ở các câu trên do cụm:
a, Từ là + cụm danh từ (người huyện Đông Triều)
b, Từ là + cụm danh từ (loại truyện dân gian)
c, Từ là + cụm danh từ (một ngày trong trẻo, sáng sủa)
d, Từ là + tính từ (dại)
Câu 3:
a, Bà đỡ Trần (không) là người huyện Đông Triều.
b, Truyền thuyết (không phải) là loại truyện dân gian kể về nhân vật… kì ảo.
c, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải )là ngày trong trẻo, sáng sủa.
d, Dế Mèn trêu chị Cốc (chưa phải) là dại.
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ1. Câu (2) vị ngữ trình bàu cách hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
2. Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
3. Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, khái niệm nói ở chủ ngữ.
4. Câu ( 4) vị ngữ thể hiện sự đánh giá đối tượng, sự vật, hiện tượng.
III. Luyện tậpCâu 1 (trang 115 sgk ngữ văn 6 tập 2): Câu trần thuật đơn có từ là:
Chủ ngữVị ngữ
Hoán dụ | Là gọi tên sự vật.. sự diễn đạt |
Người ta | Gọi chàng là Sơn Tinh |
Tre | Còn là nguồn vui… tuổi thơ |
Nhạc của trúc, nhạc của tre | Là khúc nhạc đồng quê |
Bồ các | Là bác chim ri |
Vua | Nhớ công ơn phong là Phù Đổng.. quê nhà. |
Khóc | Là nhục |
Rên | Hèn |
Van | Yếu đuối |
Dại khờ | Là những lũ người câm |
Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định C – V và nội dung câu
a, Kiểu câu định nghĩa
b, Kiểu câu giới thiệu
c, Kiểu câu miêu tả
d, Kiểu câu giới thiệu
đ, Kiểu câu miêu tả
e, Kiểu câu đánh giá
Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nam là cậu bạn thân nhất của tôi thời cấp ba. Cậu bạn thường xuyên tập luyện thể thao nên chân tay luôn săn chắc, dáng người khỏe mạnh. Đôi mắt luôn sáng lấp lánh toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Mái tóc cắt gọn gàng ôm lấy gương mặt hơi bầu bĩnh của bạn. Trong học tập bạn được mệnh danh là “thần đồng Toán học” vì bạn học rất giỏi môn này và thường xuyên giúp các bạn trong lớp. Ngoài việc học Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể. Bạn là chân sút cừ trong đội bóng của trường. Em rất vui và hãnh diện vì có người bạn tốt như Nam.
Câu 1: Các câu này dùng để trần thuật.
Câu | Kiểu câu |
---|---|
Chưa nói hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. | Câu trần thuật |
Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: | Câu trần thuật |
Thông ngách sang nhà ta? | Câu nghi vấn chức năng bộc lộ cảm xúc |
Dễ nghe nhỉ! | Câu cảm thán |
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. | Câu cầu khiến |
Đào tổ nông thì cho chết! | Câu cảm thán |
Tôi về không một chút bận tâm | Câu trần thuật |
Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. | Câu trần thuật |
Câu 2: Xác định thành phẩn chủ, vị của các câu trần thuật.
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Tôi | đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài |
Tôi | mắng |
Chú mày (CN 1), Ta (CN 2) | hôi như cú mèo thế này (VN 1)/ nào chịu được (VN 2) |
Tôi | về không một chút bận tâm |
Câu 3: Xếp các câu trên.
- Câu do 1 cặp chủ vị tạo thành:
+ Tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài
+ Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
+ Tôi về không một chút bận tâm
- Câu do 2 cặp chủ vị tạo thành:
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
II. Luyện tậpCâu 1 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 2): Câu trần thuật đơn
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày trong trẻo, sáng sủa |
… bầu trời Cô Tô | cũng trong sáng như vậy |
→ Các câu trần thuật đơn dùng để kể tả về một sự vật hay sự việc nào đó.
Câu 2 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cả 3 câu a, b và c đều là câu trần thuật đơn và có tác dụng giới thiệu nhân vật truyện.
Câu 3 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong các câu a, b, c dưới đều là những câu trần thuật nhưng nó còn có tác dụng kể, tả về nhân vật.
- Các nhân vật phụ được giới thiệu trước, sau đó mới nói đến nhân vật chính.
+ Các nhân vật chính: Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, em bé thông minh.
+ Các nhân vật phụ: hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng, Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người tài giỏi.
Câu 4 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, câu này còn có nghĩa kể, thuật lại việc "dốc hết vốn" để mua gỗ làm nghề đẽo cày.
b, Câu đơn ngoài việc kể về nhân vật, còn có tác dụng miêu tả về nhân vật.
Câu 1: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Bà đỡ Trần | Là người huyện Đông Triều |
Truyền thuyết | là loại truyện dân gian … tưởng tượng kì ảo. |
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày trong trẻo, sáng sủa |
Dế Mèn trêu chị Cốc | là dại |
Câu 2: Các vị ngữ đều có từ là kết hợp với cụm danh từ
Vị ngữ ở các câu trên do cụm:
a, Từ là + cụm danh từ (người huyện Đông Triều)
b, Từ là + cụm danh từ (loại truyện dân gian)
c, Từ là + cụm danh từ (một ngày trong trẻo, sáng sủa)
d, Từ là + tính từ (dại)
Câu 3:
a, Bà đỡ Trần (không) là người huyện Đông Triều.
b, Truyền thuyết (không phải) là loại truyện dân gian kể về nhân vật… kì ảo.
c, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải )là ngày trong trẻo, sáng sủa.
d, Dế Mèn trêu chị Cốc (chưa phải) là dại.
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ1. Câu (2) vị ngữ trình bàu cách hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
2. Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
3. Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, khái niệm nói ở chủ ngữ.
4. Câu ( 4) vị ngữ thể hiện sự đánh giá đối tượng, sự vật, hiện tượng.
III. Luyện tậpCâu 1 (trang 115 sgk ngữ văn 6 tập 2): Câu trần thuật đơn có từ là:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Hoán dụ | Là gọi tên sự vật.. sự diễn đạt |
Người ta | Gọi chàng là Sơn Tinh |
Tre | Còn là nguồn vui… tuổi thơ |
Nhạc của trúc, nhạc của tre | Là khúc nhạc đồng quê |
Bồ các | Là bác chim ri |
Vua | Nhớ công ơn phong là Phù Đổng.. quê nhà. |
Khóc | Là nhục |
Rên | Hèn |
Van | Yếu đuối |
Dại khờ | Là những lũ người câm |
Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định C – V và nội dung câu
a, Kiểu câu định nghĩa
b, Kiểu câu giới thiệu
c, Kiểu câu miêu tả
d, Kiểu câu giới thiệu
đ, Kiểu câu miêu tả
e, Kiểu câu đánh giá
Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nam là cậu bạn thân nhất của tôi thời cấp ba. Cậu bạn thường xuyên tập luyện thể thao nên chân tay luôn săn chắc, dáng người khỏe mạnh. Đôi mắt luôn sáng lấp lánh toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Mái tóc cắt gọn gàng ôm lấy gương mặt hơi bầu bĩnh của bạn. Trong học tập bạn được mệnh danh là “thần đồng Toán học” vì bạn học rất giỏi môn này và thường xuyên giúp các bạn trong lớp. Ngoài việc học Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể. Bạn là chân sút cừ trong đội bóng của trường. Em rất vui và hãnh diện vì có người bạn tốt như Nam.
Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ:
a.
CN: Phú ông
VN: mừng lắm
b.
CN: Chúng tôi
VN: tụ hội ở góc sân
Câu 2:
- Vị ngữ câu ( a) và (b) đều do cụm động từ tạo thành.
Câu 3: Chỉ có thể nói:
a, Phú ông (chưa) mừng lắm.
b, Chúng tôi (không) tụ hội ở góc sân.
II. Câu miêu tả và câu tồn tạiCâu 1:
a.
CN: Đằng cuối bãi, hai cậu bé con
VN: tiến lại.
→ Câu miêu tả
b.(Cấu trúc đảo ngữ)
VN: Đằng cuối bãi, tiến lại
CN: hai cậu bé con.
→ Câu tồn tại
Câu 2:
Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.
Câu 3:
Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,... của sự vật nêu được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách để tạo câu tồn tại là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.
III. Luyện tậpCâu 1 (trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định C – V và nội dung câu:
a.
CN: Bóng tre
VN: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
→ Câu miêu tả
VN: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng
CN: mái đình, mái chùa cổ kính.
→ Câu tồn tại
CN: Dưới bóng tre xanh , ta
VN: gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.
→ Câu miêu tả
b.
CN: Bên hàng xóm tôi có
VN: cái hang của Dế Choắt.
→ Câu tồn tại
CN: Dế Choắt
VN: là tên tôi đặt cho nó một cách giễu nhại và trịch thượng thế.
→ Câu miêu tả
c.
VN: Dưới gốc tre, tua tủa
CN: những mầm măng.
→ Câu tồn tại
CN: Măng
VN: trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
→ Câu miêu tả
Câu 2 (trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định rõ chủ đề (cảnh trường em); chú ý những hình ảnh, chi tiết làm nổi bật quang cảnh ngôi trường của mình. Tham khảo đoạn văn sau:
Mới ngày nào còn bỡ ngỡ đứng trước ngôi trường mới, giờ đây ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai thân thiết của em. Bao phủ quanh ngôi trường của em là một màu xanh trong lành, mát mẻ bởi những hàng cây đã được trồng không biết từ bao giờ. Ngoài những dãy lớp học ba tầng thẳng tắp đã nhuốm màu năm tháng là tòa nhà hiệu bộ uy nghiêm tạo thành một tổng thể hài hòa. Nhà trường còn mới xây lại dãy nhà để xe cho giáo viên và học sinh, trông thật khang trang. Khu sân trường rộng rãi cho học trò chúng em thoải mái vui đùa sau những giờ học căng thẳng. Nhưng em vẫn thích nhất sân vận động của trường mình, ở đó chúng em được học những tiết thể dục bổ ích như cầu lông, đá bóng, nhảy xa…
Câu 3 (trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Viết chính tả Cây tre Việt Nam