- Giống nhau:
Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.
- Khác nhau:
+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.
+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Người:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập; điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.
- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của nền văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.
Cho mình thêm ý nữa nha !
*Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
- Sự chênh lệch lực lượng lớn: kẻ thù xâm lược nhiều và mạnh.
- Chính quyền phong kiến ở nhiều nơi thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai cho giặc.
- Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa liên kết lại với nhau.
- Thiếu một tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.