Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?
Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan? Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con đường nào? 3: Nêu dặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp" đặt tên cho ngành?Giun Đũa Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan Câu 2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khóc con người Câu 3: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của nghành giun tròn Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì? Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
Giun Đất Câu 1: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Câu 2: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? Câu 3: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
Sán Lá Gan
Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đặc điếm cấu Lạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mật khác, sán lá gan đe rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tứ vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?
- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Au trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
trả lời:
- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con đường nào?
trả lời:
Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
Câu 3: Nêu dặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp" đặt tên cho ngành
Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:
- Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
- Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun
có đặc điếm chung là cơ thế’ dẹp, đẽ phân biệt với các ngành giun khác.
Giun Đũa
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
trả lời:
Câu 2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khóc con người.
trả lời:
Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết Độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rứa tay trước khi ăn,...) đi vào người khác.
Câu 3: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
trả lời:
ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trũng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.
Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của nghành giun tròn
Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?
trả lời:
So sánh giun kim và giun móc câu
- Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm. gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.
- Giun móc càu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).
Như vậy, giun móc cáu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dề hơn giun kim. chỉ cần đi giày, dép, thì âu trùng giun móc cảu không có co' hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).
Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì?
trả lời:
Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhát là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.
Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
trả lời:
Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).
Giun Đất
Câu 1: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
trả lời:
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
Câu 2: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
trả lời
Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
Câu 3: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
trả lời:
- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.