Phát biểu nào sau đây là đúng?
Từ trường không tương tác với
A. Các điện tích chuyển động.
B. Các điện tích đứng yên.
C. Nam châm đứng yên.
D. Nam châm chuyển động.
Hai kim nam châm nhỏ đặt xa các dòng điện và các nam châm khác; đường nối hai trọng tâm của chúng nằm theo hướng nam - Bắc. Khi cân bằng, hướng của hai kim nam châm đó sẽ như thế nào?
Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng nào?
Bài1. Một ống dây dài 50cm có 10000 vòng dây được đặt theo phương Đông – Tây, sát miệng ống có đặt một kim la bàn. Biết rằng từ trường mặt đất tại đó là B=65 microT, bật nguồn để dòng điện chạy qua ống dây có cường độ là 5A.
1. Xác định từ trường do ống dây sinh ra tại miệng ống.
2. Kim la bàn sẽ bị lệch một góc là bao nhiêu so với phương Bắc – Nam?
Bài2. Một sợi dây đồng có điện trở 1Ω được phủ một lớp sơn cách điện rất mỏng, có chiều dài 50m, được cuốn trên một ống có đường kính 1cm và dài 10cm.
Để ống dây có thể sinh ra từ trường với cường độ B=0,1T thì hiệu điện thế hai đầu ống dây phải là bao nhiêu?
Bài3. Hai dây dẫn đặt song song có dòng điện chạy qua cùng chiều, lúc này lực tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng này tác dụng lên dòng kia là 8N/m. Nếu một dòng tăng cường độ gấp 5 lần còn dòng kia giảm cường độ chỉ còn một nửa thì lực tác dụng mới sẽ là bao nhiêu?
Bài4. Một thanh kim loại MN=20cm có khối lượng m=20g được treo bằng hai sợi dây dẫn mảnh ở hai đầu M,N và được đặt trong từ trường đều B=0,1T có phương nằm ngang. Lấy g=10, bỏ qua khối lượng của dây treo. Khi cho dòng điện I=30A chạy qua MN thì lực từ trường sẽ kéo căng hai sợi dây treo với lực kéo là bao nhiêu?
Bài5. Ở bài tập 4, nếu đổi phương từ trường theo phương thẳng đứng thì dây treo sẽ bị lệch đi một góc là bao nhiêu?
2 dây dẫn mang dòng điện I1=6A , I2=8A , nằm tại 2 điểm A và B cách nhau 14cm trong không khí . 2 dòng điện chạy cùng chiều .
a) hãy xác định lực từ do I1 tác dụng lên mỗi mét chiều dài của I2 ?
b) xác định cảm ứng từ do I1 và I2 gây ra tại điểm C nằm giữa A,B cách A 6cm
c) xác định cảm ứng từ do I1 và I2 gây ra tại điểm D nằm ngoài A,B cách B 8cm
BÀI1,một đoạn dây dẫn MN nằm ngang trong từ trường đều có B=4.10-2 cho dòng điện I đi vào dây dẫn có chiều từ N đến M, dây có m=100g nằm cân bằng. xác định độ lớn dòng điện I và chiều của B
BÀI 2. một ống dây dẫn gồm 2000 vòng, dài 4cm mang dòng điện 10A. xác định cảm ừng từ của từ trường trong lòng ống dây.
BÀI 3. cho hai đoạn thẳng dài song song có I1=5A. I2=10A, đặt cách nhau 60cm. xác định cảm ứng từ tại điểm M là trung điểm của đoạn thẳng vuông góc với hai dây dẫn trong hai trường hợp:
a, I1,I2 cùng chiều.
b,I1,I2 ngược chiều.
BÀI 4. một hạt bụi có khối lượng 10g mang điện tích 5.10-9C bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với B, B=0,02T. xác định lực Lo ren xo tác dụng lên hạt và bán kính quỹ đạo của hạt bụi
1) Thanh đồng AB khối lượng m = 20 g trượt không ma sát trên hai thanh đồng đặt song song và thẳng đứng cách nhau đoạn l = 20 cm, đầu tiên hai thanh này được nối với điện trở R = 0,1 Ω cả hai thanh được đặt trong một từ trường đều có vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh. Cho thanh AB rơi với v0 = 0.
a. Thanh AB chuyển động thế nào? Biết B=0.5 T
b. Xác định dòng điện cảm ứng qua thanh AB.
1: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song không khí và cách nhau một khoảng d=100 cm . Dòng điện chạy trong hai dây dẫn chạy cùng chiều và có cùng cường độ I =2A . Xác định cảm ứng từ N tại điểm M trong hai trường hợp sau :
a: M chạy trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách hai dây dẫn lần lượt là d1=60cm , d2=40cm
b: M cách hai dây dẫn lần lượt là d1=60cm , d2=80cm