1. Người ta là hoa đất
Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.
Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.
Hình ảnh thứ hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.
Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.
Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và kahwngx định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.
Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xa hội ngày nay.
2. Người sống đống vàng
Con người sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất trong đời sống hàng ngày và trở thành trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy vai trò của con người là vô cùng to lớn, ông cha ta có câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” để nói về ý nghĩa sự tồn tại của con người.
Trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị quý báu của con người bằng việc so sánh với “ đống vàng” – hiện thân của sự cao sang, có giá trị lớn. Mặt khác “ đống vàng” ở đây còn chỉ những thứ vật chất của cải đều được con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả. Từ xa xưa, từ thời nguyên thủy, khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh đã biết lấy sự lao động để tìm kiếm thức ăn và tạo ra của cải. Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay, con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống dùng hàng ngày mà còn phát triển thêm nhiều bước tiến mới về mọi mặt trong đời sống, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn.
Ông cha ta từ xưa đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của”, điều đó được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, khi có động đất, lũ lụt xảy ra, mọi người luôn chú trọng bảo vệ con người, di chuyển người dân đến nơi an toàn sau đó mới di chuyển đồ đạc, của cải. Hàng loạt những dịch vụ y tế được phát triển để phục vụ cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Bởi lẽ, con người sáng tạo ra của cải, không có con người của cải sẽ không thể sử dụng được. Của cải nếu mất có thể làm lại nhưng nếu con người mất đi sẽ không thể sống lại được nữa.
Giá trị của con người không những thể hiện ở sức lao động mà còn được thể hiện ở trí tuệ.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Bằng trí tuệ của mình, con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh và ngày càng tiến bộ, những công trình kiến trúc, những nghiên cứu khoa học ra đời và phát triển phục vụ cho một thế giới văn minh. So với thời kì cổ đại, xã hội ngày nay đã có một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ, tất cả là nhờ vào trí óc và sức lao động của con người. Tuy vậy, câu tục ngữ không phủ nhận vai trò của của cải , vật chất. Vốn dĩ, để tồn tại được con người phải sử dụng lương thực, thực phẩm, nước uống từ tự nhiên hằng ngày, thế nhưng nếu không có con người thì mọi thứ trong tự nhiên đều không thể được khai thác và sử dụng. Con người hiểu được ý nghĩa của cải vật chất và lao động để biến những của cải vật chất từ tự nhiên và trí óc trở thành thứ có ích cho cuộc sống. Con người làm chủ thời gian, trồng trọt làm ra lúa gạo, khai thác sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, vì vậy giá trị của con người là vô cùng to lớn.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt, con người sẽ sống lâu và ngày càng cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp từ trí tuệ và sức lao động của mình.
Tuy nhiên ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển thì lại xuất hiện không ít mặt trái từ những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh mình. Họ sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những đồ dùng có chứa chất gây bệnh cho mọi người, họ đang đầu độc toàn xã hội. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không quan tâm đến bản thân, sa đọa vào những tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân và làm hoang phí của cải vật chất. Đây là điều đáng phải lên án và răn đe, chúng ta cần phải chung tay bài trừ những tệ nạn xã hội để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.
Xã hội càng phát triển lại càng chứng minh được tầm quan trọng của con người, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống . Câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” tuy chỉ có bốn từ những đã thực sự đã đúc kết lại phương châm sống coi trọng giá trị con người của ông cha ta và phương châm đó hoàn toàn đúng đắn. Kế thừa triết lí sống của ông cha , chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể, phát huy tối đa giá trị của con người.