Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
duyên

Nội dung

Thời Lý –Trần

Thời Lê sơ

Bộ máy nhà nước ở teuwng ương

Các đơn vị hành trính ở địa phương

Cách đáo tạo,tuyển t=chọn,bổ dụng quan lai

Pháp luật

Hoàn thành bảng so sánh

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 19:29

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Sen Phùng
27 tháng 2 2017 lúc 10:38

Nếu không hoàn thành bảng trên thì câu trả lời hiện tại của các em đang mò đáp án mà không có bất cứ cơ sở nào...

Ví dụ như chúng mình nói chính quyền thời Lê Sơ chặt chẽ hơn thời Lí - Trần thì cũng phải đưa ra cụ thể các cơ quan thời Lê Sơ và Lí - Trần như thế nào...

=> Chúng ta cần hoàn thành bảng trước rồi mới đưa ra nhận xét bên dưới nhé!

Chúc các em học tốt!

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 19:29

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Võ Văn Khánh Duy
20 tháng 2 2017 lúc 20:28

a, Triều đình

-Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành

-Giúp vua là các quan đại thần

-Ở triều đình có 6 bộ;binh, hình, lại, công, lễ, hộ và một số cơ quan chuyên môn

-hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã

b, các đơn vị hành chính

- Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã

c, Cách đào tạo tuyển dụng của nhân tài

-Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng

-Nhà nước thời lê thánh tông lấy phương thức học tập, thì cứ làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại


Các câu hỏi tương tự
Mi Lê
Xem chi tiết
NGỌC PHẠM
Xem chi tiết
Trần Hải Đăng
Xem chi tiết
Trịnh Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Thái Kim Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Hương Linh
Xem chi tiết
Lưu Thảo Vy
Xem chi tiết
YenNhy
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
Xem chi tiết