a. Thuận lợi:
– Tài nguyên đất: Đa dạng: Tạo điều kiện để phát triển cây trồng đa dạng. Đất ở nước ta có hai loại chính:
+ Đất Feralit: Có diện tích khoảng 16 triệu ha, tập trung ở đồi núi, thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô…
+ Đất phù sa: Tập trung ở đồng bằng, có khoảng 3 triệu ha, thích hợp để trồng lúa nước và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày.
Hiện nay còn nhiều đất hoang hóa, phèn mặn cần được cải tạo. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
-Tài nguyên khí hậu: Gồm hai đặc điểm chính:
+ Nhiệt đới gió mùa ẩm: Giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây, con sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm, có thể xen canh, luân canh, tăng vụ; nhưng sâu, bệnh nhiều.
+ Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa nên trồng được cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Vì vậy, cơ cấu cây trồng đa dạng theo mùa, theo vùng.
b. Khó khăn: Nhiều thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, sương giá, gió Tây khô nóng. Mặt khác, nước ta nằm trong vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
– Tài nguyên nước: Cả nước trên mặt (sông ngòi, ao, hồ) và nước ngầm: Đều khá dồi dào, phục vụ cho việc tưới tiêu, nhất là vào mùa khô.
Khó khăn: Lũ lụt, thiếu nước vào mùa khô.
– Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.
Tham khảo
* Thuận lợi:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía tây nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoáng sản giàu có…giúp khai thác tốt và có hiệu quả các thế mạnh này của đất nước, hoạt động kinh tế.
* Khó khăn:
+ Vùng phía Đông tập trung tài nguyên khoáng sản khá phong phú và giàu có, nhưng dân cư thưa thớt => Hạn chế trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên nơi đây.
+ Chênh lệch lớn trong sự phát triển kinh tế của cả nước.