Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Chảnh Chảnh

những dẫn chứng để chứng tỏ Bác giản dị trong đời sống và trong công việc

Huỳnh Thị Thiên Kim
14 tháng 2 2017 lúc 16:59

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Lisen Michiusa
16 tháng 2 2017 lúc 13:34

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã đi vào lòng dân với bao tình cảm thân thương. Ở Người có biết bao nhiêu điều cần phải học tập. Nhưng đối với tôi, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là sự giản dị và tấm lòng yêu thương con người, yêu thương nhân dân của Bác.

Lối sống giản dị, tinh tế của Người có những điểm độc đáo mang tính nhân đạo sâu sắc, khó tìm thấy ở bất cứ người nào khác. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị lãnh tụ lấy chiếc nhà sàn nhỏ bên ao làm nơi sống và làm việc của mình. Người ở đó với một tư trang ít ỏi, một chiếc valy con với đôi dép cao su, vài bộ áo quần. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ như rau luộc, cà muối, cá kho… Với Bác, nếp sống giản dị, thanh đạm ấy cũng là cách nuôi dưỡng tâm hồn và rèn luyện bản lĩnh kiên cường, tinh thần lậc quan, yêu đời trước khó khăn, vất vả. Nói về phong cách ấy, thiết nghĩ không có từ ngữ nào hơn là nhắc lại mấy câu thơ của Người: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. Không những thế, trong quan hệ ứng xử với mọi người, Bác gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người anh, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ với người dân. Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng lụa cho cụ già, vỗ tay bắt nhịp hát kết đoàn. Chuyện kể rằng, trong một lần về thăm quê, khi mọi người đến rất đông, Bác đã ngồi xuống thềm nhà ân cần thăm hỏi, chuyện trò. Vậy nên, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp”. Đặc biệt, tôi ghi sâu ấn tượng về cách nói và cách viết của Bác. Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, nhà ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ từng viết những áng văn, vần thơ tuyệt tác, vậy mà bao giờ Người cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng họa thơ Đường với các vị khoa bảng hay với các đồng chí Trung Quốc; có thể bàn về những vấn đề chuyên sâu của khoa học, nghệ thuật với những nhà trí thức, nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy: “Viết rồi thì phải đọc đi đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại bốn, năm lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra thì phải chữa lại”. Đó chính là lối làm việc của Bác. Lối làm việc đó chính là thể hiện thái độ tôn trọng quần chúng, đồng thời cũng là ý thức trách nhiệm rất cao của người cầm bút, cầm bút là để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh mà lớp cán bộ trẻ chúng tôi cần phải học tập. Bởi có giản dị mới thực hiện được “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công, vô tư”, mới chống được quan liêu, lãng phí; có giản dị mới gần được dân, sát dân, hiểu dân, học tập dân để phục vụ tốt nhân dân. Sự giản dị bắt nguồn từ một con người “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc” thì sự giản dị ấy đáng kính, đáng quý biết bao, giản dị bởi vì yêu thương con người, giản dị bởi thương nhân dân bao đời khổ cực vẫn còn đang kháng chiến trường kỳ. Với lối sống bình dị ấy đã tạo nên một nhân cách lớn, một con người vĩ đại, con người ấy suốt một đời canh cánh một mối lo, lo làm sao cho dân mình được đủ ăn, đủ mặc, được học hành, được hưởng tự do, hạnh phúc, một con người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nhân dân, cho đất nước như nhà thơ Tố Hữu từng viết: Ôi, lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa.. Phẩm chất và đạo đức đó mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho cán bộ và nhân dân soi vào. Hôm nay, chúng ta học theo Bác, làm theo Bác chính là học tập và rèn luyện để có một cái Tâm trong sáng. Yêu Bác, học Bác để lòng ta trong sáng hơn, để lòng ta hòa chung với những tâm tư, trăn trở, nỗi niềm của nhân dân, của dân tộc.
Bình luận (0)
Thu Hiền
17 tháng 2 2017 lúc 19:14

- Dẫn chững cụ thể và toàn diện nhất là
+ Bác đi thăm các cháu thiếu nhi, chia kẹo cho các cháu, hỏi han,....
+ Bác đi thăm nơi ở của các công nhân, động viên và chăm lo cho doìư sống của công nhân
+ Câu chuyện về đêm 30 Tết, Bác đi thăm những gia đình khó khăn, tặng quà, ân cần hỏi han và động viên...
+ Bác ôm hôn các cháu thiếu niên nhi đồng
+ Khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập, Bác hỏi ân cần : " Mọi ng có nge rõ k0? "
.....
--> giản dị trong lời nói và hành động
+ Trích dẫn 1 số câu từ trong các lá thư Bác viết cho thiếu nhi nhân dịp Trung Thu, khai trường...
+ Trong Bìa viết kêu gọi mọi người "Góp cơm cứu đói", Bản tuyên ngôn độc lập....
--> giản dị trong bài viết. ( tớ nghĩ cậu nên chú trọng về phần các bức thư viết cho thiếu nhi và công nhân, ở đó tình cảm và sự giản dị bộc lộ rõ nhất )

Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
thái lăng lăng
Xem chi tiết
Quốc Cường
Xem chi tiết