Chủ đề 5. Phản ứng oxy hóa - khử

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuyết Vân

Nhúng 0,65g Zn vào 100ml dd AgNO3 0,1M sau phản ứng kết thúc lấy thanh Zn ra cân nặng m (gam)

a, Tính khối lượng Zn đã phản ứng

b, Tính m

Nguyễn Thị Kiều
11 tháng 3 2017 lúc 12:11

\(a)\)

\(PTHH: Zn +2AgNO_3 ---> Zn(NO_3)_2 + 2Ag \)

\(nZn = \dfrac{0,65}{65}=0,01(mol)\)

\(nAgNO_3 = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)\)

So sánh: \(\dfrac{nZn}{1}=0,01>\dfrac{nAgNO_3}{2} = 0,005\)

=> \(Zn\) dư sau phản ứng, Chọn \(nAgNO_3\) để tính

Theo PTHH: \(nZn \) đã phản ứng \(=0,005(mol)\)

\(=> mZn \)\(= 0,005.65 = 0,325 (g)\)

\(b)\)

Theo PTHH: \(nAg = 0,01 (mol)\)

=> \(mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)\)

mZn dư = mZn - mZn phản ứng \(= 0,65 - 0,325 = 0,325 (g)\)

Khi cho Zn tác dụng với AgNO3 thì thanh Zn tan ra kim loại màu bạc là Ag bám lên thanh Zn

=> thanh Zn sau khi lấy ra gồm có Zn dư sau phản ứng và lượng Ag bám lên (được tạo thành sau phản ứng)

\(<=> m = mZn (dư) + mAg \)

\(<=> m = 0,325 + 1,08 = 1,405 (g)\)

Vậy \(m=1,405 (g)\)


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị như son
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Tống Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Maii Tuyết
Xem chi tiết