- Ưu điểm: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Tích cực: giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc do nhà Nguyễn phục tùng nhà Thanh đồng thời bắt Lào và chân Lạp thuần phục, điều này có thể hiểu là do ảnh hưởng của nho giáo cũng như tư tưởng nước lớn ở Á Đông, Nhà Nguyễn một mặt thần phục nhà Thanh, đồng thời cho mình là nước lớn đối với các nước lân bang nhỏ, bắt họ phải quy phục mình.
Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy, không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trang lạc hậu và bị cô lập. Điều này một phần do tư tưởng coi phương Tây là các nước man, mọi, coi đạo của họ là quỷ, tà đạo, một phần do chính triều đình cũng có sự sợ hãi, lo lắng trước những sức mạnh của phương Tây mà trước đây từng tiếp xúc, đối đầu.