Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
sakura Kinomoto

Nhân dân ta vốn có truyền thống " Tôn sư trọng đạo" . tuy nhiên , gần đây 1 số học sinh đã quên đi điều đó . Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp này của nhân dân ta

Chi Dương
17 tháng 5 2017 lúc 16:57

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích ( 0,5 đ)
Thân bài : ( 5 đ)
-Giải thích được từ ngữ và nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, những đạo lí cho học trò, đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lí, những điều tốt đẹp trong truyền thống dân tộc. ( 1đ)
- Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. ( 1 đ)
- Triển khai luận điểm và hệ thống các luận cứ sau: ( 3 đ)
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.
+ Hiện nay có một số bạn đang quên đi truyền thống đó của dân tộc, chính là biểu hiện việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ ( 0,5 đ )

Đặng Thu Huệ
17 tháng 5 2017 lúc 19:30

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.

Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.

Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.

Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần có biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.

Bạn tham khảo nha !

Đạt Trần
12 tháng 3 2018 lúc 21:24

1. Yêu cầu chung:Viết đúng kiểu bài nghị luận.

- Về nội dung: Giải thích được câu tục ngữ Tôn sư trọng đạo và chứng minh truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

- Về hình thức: Bố cục phải có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, chặt chẽ, đúng ngữ pháp.

2. Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích.

b. Thân bài:

- Giải thích được từ ngữ và nội dung của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, đạo lý cho học trò; đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lý, những đièu tốt đẹp trong truyền thống dân tộc

- Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

- Triển khai luận điểm bằng hệ thống các luận cứ sau

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.

+ Hiện nay, có một số bạn đang quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, chính là biểu hiện của việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta.

+ Các bạn nên hiểu, gìn giữ và tiếp nối truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ


Các câu hỏi tương tự
Thái Nguyên
Xem chi tiết
Mishra Trịnh Thiên Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Ly Na
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
thao lê
Xem chi tiết
lê phạm gia hân
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết