Hãy cảm nhận bài thơ Mẹ Ơi của tác giả Ngô Trực Tộ
Quê nhà ta ở mẹ ơi
Vốn xưa đã có một thời bình yên
Mẹ sinh em đứa thứ ba
Hai năm sau đó mẹ về cõi âm
Bơ vơ đàn trẻ giữa đường
Nỗi đau mất mẹ bao giờ cho nguôi
Nào hay bão tố bất thường
Cướp đi em út bây giờ còn hai
Hai anh đót xót ngậm ngùi
Thương em nhớ em đời đời không quên
Chú ý: Hãy đọc kỹ đề
Em hãy tìm một dẫn chứng về một người dám sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngay cả khi cha mẹ, mọi người xung quanh ngăn cản họ. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện của họ trong vòng từ 3 – 4 câu.
Bạn nào biết giúp mình với nhé.
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)
Câu 1. Đoạn văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Theo tác giả bài viết, chúng ta nên bày tỏ quan điểm như thế nào khi cần bảo vệ quan điểm của mình?
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh” hay không? Vì sao?
Câu 4. Một số bài học anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên
II. Làm văn (5.0)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên cách thức để bảo vệ quan điểm của mình một cách hòa nhã.
Mọi người ơi, giúp mình giải câu 3 và câu 4 của phần đọc hiểu trong ảnh với ạ! Mỗi câu mọi người trả lời bằng các gạch đầu dòng mọi người nhé! Mình xin cảm ơn nhiều ạ! 🙇♀️🙇♂️
Thông báo về kết thúc vòng I -Cuộc thi Văn - Hè 2021
Đầu tiên, chúng mình xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia.
Chỉ những bạn được từ 10đ trở lên (lấy cả 10đ) sẽ được vào vòng 2 (Trừ bạn ở đầu :) ). Vòng 2 sẽ được mở vào chiều tối nay hoặc chậm nhất là sáng mai
Sau đây mình xin có 1 số nhận xét:
Mình cảm thấy khá tệ bởi nhiều bài 0đ quá tệ, các bạn hơi vô duyên khi chẳng làm gì cũng nộp bài hoặc ghi những thứ vớ vẩn. Nhiều bạn điểm dưới 10 quá. Mình thực sự nghĩ đề vậy là khá ổn rồi, có tính phân hóa cũng tương đối. Đặc biệt bài I, 10 điểm quá dễ dàng vì chỉ đúng 10/11 bạn đã có điểm tuyệt đối rồi. Bài II thì chấm quá thoáng ạ, có ý là có điểm. Rồi còn có cộng điểm dựa trên nỗ lực của mn trong bài làm. Số lượng người dự thi trên 10 mình nghĩ phải gần như tối đa, mà như vậy cũng hơi buồn. Hi vọng vòng kế, mọi người cố gắng hơn nữa.
Về đáp án:
Bài I) 1đ mỗi câu
1) Sóng - Tạm chấp nhận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2) Chiếc lược ngà
3) Chấp nhận: Đất nước, Quê hương, 2 chữ nước nhà :))
4) Một thứ quà của lúa non: Cốm
5, Tấm Cám (Bạn xem kĩ ảnh là gạo tấm với một bên còn dư cám nhé)
6, Vợ chồng A Phủ (Ảnh là lá ngón nhé :v)
7, Ông Đồ
8, Tiếng gà trưa
9, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Bạn nhìn kĩ sẽ thấy đoàn xe không kính)
10, Cô bé bán diêm
11, Hai đứa trẻ
Bài II:
Tiêu đề có chữ công bằng và bình đẳng là gần như chấp nhận cả.
Hợp lý nhất là: Bình đẳng không có nghĩa là công bằng? Ta nhìn vào ảnh(Đây chỉ là 1 cái ảnh nhưng chia làm 2 bên á. Bên công bằng nghĩa là dựa vào thể trạng của mỗi người để cho hộp đảm bảo ai cũng xem trận bóng, bình đẳng thì ai cũng có chiếc hộp kê dưới chân như nhau)
Mình thấy nhiều bạn có ý rất tốt, mới, sáng. Các bạn nên phát huy.
Các bạn có thể tách tiêu đề riêng hoặc nhắc vào mở bài - bài văn đều được.
Nhưng phải đảm bảo, đây là bài văn ngắn. Có giải thích, có bình luận, bài học, mở rộng. Nhưng nhớ rằng, bàn luận tốt đến như nào mà không có bài học rút ra thì vẫn bị trừ rất nhiều điểm.
Qua đó, mình hi vọng mỗi người có thể rút ra được bài học. Công bằng mới thực sự có ý nghĩa. Để hạnh phúc, chúng ta phải nỗ lực đạt được nó, chứ không nên chỉ trông chờ vào cái gì cả.
Để làm vòng này, tất nhiên chúng ta phải tra cứu, nghiên cứu nhiều. Và mình muốn chúng ta để có được một bài văn hay làm gì đó chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ rồi vận dụng nó vào để nó có chất lượng thật tốt. Nên nhớ vận dụng chứ không phải là copy nó hoàn toàn. Riêng khi vào phòng thi không được tra cứu thì chúng ta phải nhớ lại những gì đã học và tìm hiểu để làm.
Mọi người có thắc mắc gì về điểm số hay cách chấm cmt xuống dưới hoặc ib riêng ạ. Có gì sai sót mong mn thông cảm ạ vì chấm văn nhiều lúc nó bị hoa mắt. Hay có bất cứ vấn đề gì khác có liên quan.
Chúc mọi người buổi trưa vui vẻ, cảm ơn vì đã lắng nghe ạ.
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói
Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.Câu1: xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu2 : nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời.Câu3: vì sao tác giả cho rằng : "Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích"?
Câu4: thái độ ứng xử cần thiết của anh/chị khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.?
Xin các anh chị giúp đỡ. Cảm ơn ạ!
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích sau.
317. Mặt trăng tỏ thường soi bên gối,
Bừng mắt trông sương gội cành khô.
Lạnh lùng thay bấy chiều thu,
Gió may hiu hắt, trên đầu tường vôi!
Một năm một lạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi(1).
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Bây giờ nỡ để cách vời Sâm, Thương(2).
Chàng ruổi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp rảo hài lối cũ rêu in.
Gió xuân ngày một vắng tin,
328. Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì(3).
[Trích Chinh phụ ngâm khúc, Bộ Giáo dục xuất bản, H, 1957, tr.51-52]
Em hãy viết một đoạn văn 300 chữ nêu suy nghĩ về số phận con người trước và sau chiến tranh qua hình tượng nhân vật xô lô khốp