Theo các nhà nghiên cứu, các loài động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm về số lượng là do:
- Nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt dộng của con người, như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác,…).
- Bị khai thác quá mức, như: săn bắn thú, khai thác gỗ, thu hái cây thuốc, đánh bắt cá,…) nhằm phục vụ các nhu cầu của con người.
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, ví dụ như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn.
- Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động, thực vật bản địa.
Để cứu lấy môi trường, không để tiếp tục suy giảm các loài động, thực vật hoang dã, con người cần có những hành động thiết thực để bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, các loài động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm về số lượng là do:
- Nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt dộng của con người, như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác,…).
- Bị khai thác quá mức, như: săn bắn thú, khai thác gỗ, thu hái cây thuốc, đánh bắt cá,…) nhằm phục vụ các nhu cầu của con người.
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, ví dụ như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn.
- Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động, thực vật bản địa.
Để cứu lấy môi trường, không để tiếp tục suy giảm các loài động, thực vật hoang dã, con người cần có những hành động thiết thực để bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên.