*Nguyên nhân:
-Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
*Các cuộc khởi nghĩa:
-Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).
-Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá.
-Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo
-Khởi nghĩa Trần cảo năm 1516 ở Đông Triều( Bắc Ninh)
-> Ý nghĩa: Dáng môtj đòn mạnh vào chính quyền nhà Lê. Đẩy nhà Lê mau chóng đi đến sụp đổ.