Nhà văn Kim Lân có lần tâm sự về ông Hai – nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” của ông:
“Đó là người nông dân nghèo khổ có những nét rất mới không giống bất kỳ người nông dân nào trong các truyện ngắn, truyện dài nào trước kia”.
( Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”,Hà Minh Đức,NXB Giáo dục,2004,tr.264)
Dựa vào truyện ngắn “Làng” và những hiểu biết về người nông dân trước Cách mạng trong các truyện đã học, hãy làm sáng tỏ những nét “rất mới” ở nhân vật này.
Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.
Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều)
Câu 1: Theo tác giả, trẻ em ngày nay mắc bệnh ái kỷ là do đâu ? (0.5đ)
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ? (0.5đ)
Câu 3: Theo anh chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác ? (1.0đ)
Câu 4: Từ những hậu quả nghiêm trọng của bệnh ái kỷ, em hãy đưa ra những giải pháp để hạn chế căn bệnh này. (2.0đ)
rất nhiều điều kì diệu đén từ facebook .Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tuế táo đã mang đén những hậu quả khôn lường . Những phát ngôn gây sốc, những búc himhf phản cảm , những lời cười cợt thái quá ... đã kiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng
Từ những nguồn hiểu biết về mạng xã hội facebook , anh chị viết một đoạn văn ngắn về bản thân và bàn về văn hóa của người dùng facebook hiện nay
“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai?
Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào?
Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.”
Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
Bài 1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi : (3,0 điểm) (1)Ở quanh, con người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
(2)Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.
(3)Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. (Trích : “Nói với con – Nguyễn Huy Hoàng”) Câu 1. Lời thơ trong đoạn trích trên là lời của nhân vật trữ tình nào ? Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích muốn nói về những điều gì ? Câu 3. Trong đoạn thơ (2) tác giả muốn nhắc đến những câu tục ngữ, ca dao nào ? Câu 4. Qua đoạn trích trên, người đọc thấy được thái độ, tình cảm của những nhân vật trữ tình dành cho nhau ra sao ? (trình bày ngắn gọn 3 – 5 dòng) Bài 2. (2,0 điểm) Anh/ chị có đồng ý với tác giả ở “Bài 1” khi viết : “Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự / Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.” Không ? Vì sao ? (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 12 – 15 dòng). Bài 3. (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ”.
Ae giúp tui
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 5: Theo anh (chị) việc tác giả trích dẫn "Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hỏa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ẩm được bổ làm Tri huyện Tiên Du” có ý nghĩa gì? Câu 6: - Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy. Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về”... Anh (chị) có đồng tình với quan niệm và hành động trên của nhân vật Từ Thức không? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ… (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đờikhông phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt. (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Tại sao tác giả cho rằng: Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình?
“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.
Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.
Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.
Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.
(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng.
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi.
Câu 2. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. Bằng hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017), anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Từ đó, anh/ chị liên hệ với tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét về giá trị nhân đạo hai nhà văn gửi gắm qua hai tình huống truyện này
Nhan đề của đoạn văn , Nội dung chính của đoạn văn .