Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt
Nam 2010)
a) Nêu nội dung của câu chuyện trên.
b. Xác định các từ láy có trong câu chuyện.
c. Em rút ra cho mình bài học gì qua câu chuyện trên? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn 4-5 câu.
a) Nội dung của câu chuyện trên: lòng nhân ái của cậu bé và ông già, đồng thời tôn vinh lòng nhân ái đó. Cậu bé và ông già đã trao trái tim cho nhau.
b) Các từ láy: giàn giụa, tả tơi. (các từ khác mà hay nhầm tưởng là từ láy chính là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập).
c) Qua câu chuyện trên của nhà văn Tuốc-ghê-nhép, em nhận ra, trong đời sống, chính chúng ta là những trái tim chắp vá cùng nhau. Mặc dù chúng ta có nghèo đi chăng nữa, nhưng khi người khác cần chúng ta về mặt tài chính, chúng ta vẫn giúp được họ, chúng ta đưa cho họ những mẩu của trái tim mình, và từ chính các mẩu đó, họ có thể vươn lên được, khắc phục được hoàn cảnh khó khăn của mình. Nó cũng giống như một đứa bé đi học bị điểm kém và bạn bè cười chê, ta động viên nó và nó có tinh thần trở lại, nó có thêm nhiều điểm tốt hơn gấp hai lần điểm kém mà nó đã có. Em sẽ ghi nhớ mãi câu chuyện này của nhà văn Tuốc-ghê-nhép, một câu chuyện đầy nhân văn và cảm động.