Đề này xoay quanh những ý sau: biết dũng cảm nhận ra, đối mặt với khuyết điểm của bản thân, chịu sửa lỗi và khoan dung với lỗi lầm của chính mình cũng như với những người xung quanh.
Bút chì- bản thân ta, cuộc đời là những trang giấy trắng mà từ đó chúng ta viết nên câu chuyện của riêng mình. Cục tẩy là cách nói hình ảnh của việc sửa chữa lỗi lầm, khắc phục khuyết điểm, hoàn thiện, làm mới bản thân, cuộc sống của mình. "xoá đi sai lầm của người khác và của chính bản thân ta" - nghĩa là biết sửa sai và biết khoan dung với chính mình, với người khác. "keo kiệt, không dùng đến cục tẩy" - những tư tưởng bảo thủ, cố chấp không chịu nhận sai, hoặc nhận sai nhưng không sửa. => nhận định này khuyên chúng ta hãy biết nhận ra lỗi lầm, sửa lỗi và tha thứ.
- bàn về ý 1: biết dũng cảm nhận lỗi, thẳng thắn phê bình và nỗ lực sửa chữa. ==> giúp bản thân ta, những người xung quanh và cuộc sống trở nên hoàn thiện hơn (giống như trang giấy sẽ sạch sẽ hơn, đẹp hơn, các ý sẽ mạch lạc rõ ràng, đoạn văn hay và hoàn thiện hơn..) Đôi khi chỉ 1 cái sai nhỏ nhưng không nhìn ra, không sửa sẽ để lại hậu quả lớn (có thể khéo léo liên hệ đến câu: gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận). Nhận ra được lỗi lầm đã là quan trọng nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà còn phải biết sửa lỗi, thế mới giúp hoàn thiện được bản thân, đi được đúng hướng, đạt được mục tiêu mình đề ra. Và đó cũng không chỉ là tự nhận lỗi tự sửa lỗi, còn là thẳng thắn góp ý, chỉ ra những điều hạn chế từ người khác.
- ý 2: khoan dung với bản thân và với người khác. bởi vì trong cuộc sống cũng như khi viết 1 điều gì đó, tất cả chúng ta đều dễ mắc sai lầm dù lớn dù nhỏ. có biết khoan dung với bản thân thì mới có niềm tin và động lực để làm tiếp, làm tốt hơn, khoan dung với người khác cũng là 1 cách khích lệ họ cố gắng hơn, và cũng để bản thân chúng ta thấy thực sự thoải mái. Bản chất của con người cũng là lòng thiện, mọi người sẽ dễ dàng tha thứ một khi đối phương đã thành tâm nhận ra cái sai của mình, chịu sửa đổi. tuy nhiên không thể vin vào đó để làm sai hết lần này đến lần khác.
Bài học rút ra:
- con người, nhất là tuổi trẻ, luôn giữ bên mình bút chì và cục tẩy - hãy dám nghĩ dám làm, mạnh dạn ước mơ, mạnh dạn phạm sai lầm và dũng cảm sửa chữa.
Ban đầu tôi ngạc nhiên, nhưng tôi biết trong ánh mắt chị, chẳng phải đã có câu trả lời dường như quá rõ ràng rồi sao: Để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó! Và thật bất ngờ, chị tự hỏi mình: Phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình, để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta...
Vâng, đã có những khi chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa. Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm và bất cứ ai cũng có thể gây ra những tổn thương khoét sâu trong lòng người khác. Có người vì lòng hận thù lấn át yêu thương, tự mình tạo thành vết sẹo thời gian, sống khắc khoải và đau khổ vì vết thương đó. Có những người để thời gian xóa đi, trải lòng thiện nguyện, nhẹ nhàng rũ sạch những ưu phiền trong tâm hồn để âm thầm viết lên những chương, khúc cuộc đời cho có ý nghĩa hơn.
Cuối tuần qua đi họp phụ huynh cho con gái nhân kết thúc học kỳ I năm cuối phổ thông, bất chợt lại nhớ tới ngày xưa ai đó đã nói, cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết lên đó như thế nào. Nhưng tôi cũng không tự giải thích được, khi một đứa trẻ mới vào lớp mẫu giáo, vì sao cô giáo không cho chúng viết bằng bút mực mà lại viết bằng bút chì? Vì sao chị nhỉ? Có phải do bàn tay yếu ớt của các cháu bé nhất định sẽ có lúc viết những nét chữ nguệch ngoặc, sai từ này thành từ khác, nên khi đó, cô sẽ cho bé dùng cục tẩy để xóa đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình?
Khi nói chuyện với tôi, chị bảo ngay chúng ta cũng vậy thôi, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời mình một cách hoàn chỉnh. Ngẫm lại hoàn cảnh gia đình mình, lòng chị chùng xuống. Tự nhiên chị hình dung có thể vì vội vã mà chồng chị đã đi sai phương hướng, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đau xót hơn là đôi khi những sai lầm lại không có thể sửa chữa được.
Những trang giấy trắng, đến lượt mình có lúc phải hứng chịu những tâm trạng rối bời của chị qua những nét chữ bị đè nén như tức tưởi, không biết giãi bày cùng ai. Đôi khi, chỉ là một ước mơ giản dị, mong muốn làm sao chồng mình, nếu may mắn ra khỏi vòng lao lý rồi thì sẽ tỉnh giấc u mê mà tịnh tâm thật lòng yêu thương vợ con. Có nhiều đêm, trong chị cứ bật ra câu hỏi, mình phải làm thế nào đây, ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác đến bao giờ? Rốt cuộc liệu có giải quyết được thực tại và sức mình còn đủ để cứ viết đi rồi lại xóa mãi hay không...
Tôi bảo với chị, không ai có thể trưởng thành mà chưa một lần vấp ngã hay mắc sai lầm. Mỗi em bé trước khi biết đi, tự mình đứng lên được cũng trải qua quá trình chập chững với bao lần ngã đau điếng. Nhìn ra bên ngoài, chị thấy trẻ em nước người ta, cha mẹ cứ bỏ mặc cho tự đi và tự đứng dậy khi té ngã, thậm chí thả xuống hồ cho tự bơi dù sặc nước...
Vậy thì đừng trách bản thân mình quá nhiều chị ạ! Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống, cũng như cách thức đối mặt trước thất bại một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn.
Chị biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì hãy dùng cục tẩy của chính mình, để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải. Bởi quan trọng là biết mình sai để sửa, và hãy nghĩ đến những gì chúng ta đã cố gắng, đã nỗ lực để sửa sai và tự viết nốt những dòng chữ ngay ngắn cho chính trang giấy cuộc đời mình còn lại.
Bất chợt, tôi nhận ra cục tẩy cũng có thể bị mòn dần theo năm tháng. Ai đó đã nói, thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó là quy luật của tự nhiên, làm sao giữ mãi cục tẩy như còn mới nguyên ta để vào chiếc giỏ xách nhỏ xíu khi con bước vào lớp mẫu giáo được.
Chị có đồng ý với tôi, cục tẩy nếu không sử dụng đúng mục đích thì cũng chẳng có tác dụng gì, và có lẽ cuộc đời của mỗi người sẽ chằng chịt những vết gạch xóa sau mỗi lần mắc sai lầm. Cái sự mòn dần ấy còn là một sự hy sinh, chứa đựng trong đó cả những trải nghiệm đắng cay và hạnh phúc, thử thách lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm, cả sự tha thứ và lòng bao dung nữa...