A. Mở bài
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.
B. Thân bài
1) Giải thích
Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình
2) Bình luận
Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân
a) Bản thân:
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.
b) Xã hội:
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vần đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
c) Bổ sung:
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguổn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
C. Kết bài
Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.
Sinh ra trong cuộc đời này đã là một sự hạnh phúc tột độ của mỗi một con người. Và hẳn trong chúng ta ai ai cũng luôn luôn nhắc nhớ cũng như biết ơn công lao của cha mẹ. Thực sự mà nói thì hai cha, mẹ được xem là hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ chính là những người cho chúng ta sinh mệnh, đồng thời họ cũng chính là những người dường như cũng đã nuôi dưỡng chúng ta. Cha, mẹ cũng đã cho chúng ta ăn, và đồng thời cũng đã cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Qủa thật công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi như câu cá z dao nói về ân tình của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Ta như thấy được chỉ những lời thơ của bài ca dao như đã cắt cứa cũng như nhắc nhở chúng ta rằng, cứ mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn trời biển của cha mẹ mình. Những lúc ta như còn bé, thì ta như thấy được những ngôn từ nhẹ nhàng này dường như cũng cứ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ. Và cho đến bây giờ, cho dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí của mỗi con người chúng ta. Thế rồi ta như thấy những câu hát như vẫn còn vang vọng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Có thể dễ dàng cảm nhận được chính những lời ca bài ca dao trên dường như cũng thật giản đơn nhưng chứa đựng những ý nghĩa thật lớn lao làm sao. Ta dường như cũng thấy được rằng, những tiếng hát này như cũng không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà hơn hết nó dường như cũng sẽ còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Ta đã thấy được hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, và cũng thật là to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình nhỏ. Thế rồi ta như cũng đã cảm nhận thấy được đó chính là tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Thế rồi ta như thấy được rằng, chính núi Thái Sơn dường như cũng đã xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, và cũng thật là hùng vĩ của Trung Quốc. Tất cả sự to lớn này như cũng chỉ là một hình ảnh để so sánh với công ơn biển trời của cha mẹ mà thôi.
Cha mẹ chính là những người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà bố mẹ cũng chính là những người dường như còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Có thể nhận thấy được rằng, chính công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, và trên đời dường như mọi thứ không gì đong đếm được. Ta có thể nhận thấy được rằng, nếu như chúng ta mà không có cha mẹ thì dường như cũng không có con cái. Thực sự bất cứ một ai trên đời này, cho dù là những bậc anh hùng hay vĩ nhân, những người xấu hay kẻ ác nào đi chăng nữa thì tất cả cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình mà thôi. Thực sự để mà nói thì cha mẹ đã sinh ra chúng ta, thì chính họ cũng đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Vfa cũng không sai khi chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Có lẽ chính vì vậy, ta như thấy được chính công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng cũng khó có thể so sánh được.
Thế rồi ta như cũng đã thấy được chính những công lao sinh thành của cha mẹ phải được ví với núi cao, với biển rộng. Cha mẹ là người đã nuôi chúng ta từ khi lọt lòng cho đến trưởng thành, cho đến khi ta biết bước đi trên chính đôi chân của mình. Luôn luôn là người che chở cũng như dõi theo chúng ta. Khi vấp ngã cũng sẵn sàng sẻ chia, khi thành công cũng thấy được sự trưởng thành và còn rất đỗi vui mừng và tự hào về con.
Cha mẹ cũng những người có công lao trời biển, họ không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc thật ấm. Cha mẹ chính là những người dạy dỗ chúng ta cách làm người tốt như thế nào, thế rồi có cả cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Có lẽ rằng chính cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, dạy cho chúng ta biết được những hiểu biết về đời sống như thế nào, dạy cho chúng ta về đạo làm người của chính bản thân.
Công ơn của cha mẹ thật là to lớn biết bao nhiêu, nhưng trong cuộc sống lại có những đứa con bất hiếu. Khi cha mẹ nghèo khó, bệnh tật họ lại vô ơn quay lưng đi và không hề quan tâm đến đấng sinh thành của mình. Họ nhưng quên mất đi vì ai nên mới có họ. Thậm chí lại có rất nhiều vụ con giết mẹ, đánh đập cha mẹ một cách tàn nhẫn. Và tất cả các trường hợp này chúng ta cũng cần phải lên án gay gắt để triệt tiêu đi lối sống vô lương này trong xã hội.
Cha mẹ là những người có công lao to lớn trong việc sinh thành, dưỡng dục mỗi chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta càng phải yêu thương, sống tránh nhiệm, sống là một người tốt và có ích cho xã hội để có thể báo đáp phần nào nghĩa tình của cha mẹ.