Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phan thị oanh

ngạn ngữ hi lạp có câu "học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"

Đạt Trần
16 tháng 7 2018 lúc 21:14

Đề :?

O=C=O
16 tháng 7 2018 lúc 21:26

Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos, Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này.

Học tập là quá trình con người thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống, để biến tất cả thành cái của mình, làm hành trang hành xử trong đời sống. Để việc học có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và nổ lực hết mình tập trung chú ý vào học tập, rèn luyện. Chỉ để đi học thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài tắp tít; phải băng rừng, lội suối, leo đồi; phải đi trong mưa nắng, trong giá rét hay dưới cái trời nóng bức; phải tranh thủ ngay cả những giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó, người học còn phải đọc thêm sách tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Rồi còn có những khó khăn do không hiểu được bài, không theo kịp bạn bè, những lúc đau ốm, mỏi mệt gây ra bao lo âu, phiền muộn. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là những chùm rể đắng mà người học phải nếm trải.

Nhưng, khi một chương trình học kết thúc, người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức. Họ khám phá ra nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng đã là một cách biệt lớn so với những người mù chữ rồi. Vì người đó đã có thể đọc được thông tin trên báo chí để biết tin tức, hay là thưởng thức một tác phẩm văn học nào đó. Nếu theo học tiếp, người đó sẽ biết tính toán các phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hoá đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn, người học sẽ trở thành những chuyên gia, am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó, và trở thành người dạy cho người khác. Họ sẽ trở thành những người có hiểu biết hơn, hữu ích hơn và được người khác quý mến hơn. Như thế, học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là những hoa quả ngọt ngào.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng: hoa quả của học vấn không phải là để có địa vị cao trong xã hội, để hơn người, để được người khác phục tùng, vị nể, vì người học với mục đích như vậy là kẻ kiêu ngạo. Hoa quả ở đây là sự hiểu biết cái chân, thiện, mĩ, có đức độ. Thầy Tử Lộ cũng nói: “quân tử học dĩ tri kì đạo” - người quân tử học để hiểu rõ cái đạo. Chính vì thế, người học không những trau dồi kiến thức, mà còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Thông thường, người hiểu biết kiến thức sâu rộng và đúng đắn, là người có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Vì người hiểu biết nhiều là người khiêm nhường, bởi học càng nhiều càng thấy mình thiếu sót; là người khôn ngoan vì biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách đúng đắn, hợp lý, không ba hoa, tự phụ. Do vậy, sự hiểu biết của họ được dùng để sống một cuộc sống tốt đẹp, để trình bày cho người khác hiểu, để bênh vực bảo vệ chân lý, để phục vụ đắc lực hơn.

Chính vì thế, học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân. Mỗi người ai ai cũng có những cái chưa tốt cần thay đổi sửa chữa, cái thiếu sót cần bổ sung. Tuy nhiên, để nhận ra những khuyết điểm và chấp nhận thay đổi là một điều không dễ dàng chút nào, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói: “cái nết đánh chết không chừa”. Do đó, để hoàn thiện mình đòi hỏi ở con người nhiều nổ lực cố gắng lẫn kiên trì bền chí. Việc đó khó nhưng không phải là không làm được. Dale Cagnergine là một triết gia và bậc thầy trong lĩnh vực hùng biện của thế kỉ XX. Nhưng khi còn đi học, ông mắc tật hay mắc cỡ, không thuyết trình trước lớp được. Thế nên, ông rèn luyện hằng ngày bằng cách vừa tắm cho heo, vừa nói thật mạnh về bài thuyết trình ở lớp hôm sau. Cuối cùng, ông đã bạo dạn mạnh mẽ hơn trong những bài thuyết trình sau này.

Tương tự như ngạn ngữ Hy Lạp, sách Lễ Kí chương XVIII cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”. Một viên ngọc mà không được mài dũa đẽo gọt thì trở thành vô dụng, cũng như con người không có học không biết lý lẽ phải trái. Con người sống mà không biết lý lẽ, phải trái như vậy thì sống cũng vô ích cho xã hội mà thôi. Do đó, như một điều tất yếu, để “tri đạo”, để sống có ý nghĩa, sống xứng đáng là một con người, được người khác quí trọng, con người phải miệt mài học tập. Chính nhờ trải qua học tập rèn luyện nghiêm túc, con người sẽ mang một giá trị cao đẹp hơn, đáng quí hơn. Việc học tập ở đây cũng sẽ vất vả khó nhọc như viên ngọc bị dũa gọt vậy, và kết quả của quá trình rèn dũa này sẽ tạo ra những viên ngọc tốt đẹp, quí giá biết bao!

Tóm lại, trong quá trình học tập, người học phải biết chấp nhận những gian khổ, không được nản chí sờn lòng. Nhưng người học phải luôn tin tưởng vào một tương lai xán lạn phía trước và tiếp tục nổ lực không ngừng để vững bước. Nhìn gương của các danh nhân, có thể nhận thấy được các vị ấy đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, trải qua những gian khổ không sao kể xiết, đã nếm trải vị đắng của những chùm rễ học vấn như thế nào? Kết cục, các vị ấy đã được hưởng những hoa quả ngọt ngào biết chừng nào! Do vậy, chấp nhận và nếm trải những vị đắng cay là một điều tất nhiên, để đạt được hoa quả ngọt ngào sau này vậy. Theo những tâm gương đó, chúng ta vững chí kiên tâm, cố gắng không ngừng học tập trau dồi để trở thành những hoa quả tốt đẹp cho xã hội.

Thời Sênh
17 tháng 7 2018 lúc 8:16

Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.

Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.

Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).

Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.

Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.

Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.

Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.

Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

Phạm Thị Ngọc  Huyền
17 tháng 7 2018 lúc 8:41

Hỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ văn

Phạm Thị Ngọc  Huyền
17 tháng 7 2018 lúc 8:43

Thứ tự từ dưới lên nha

Bài này mk đc chấm rồi ,có thể có sai đôi chút ,bn đọc rồi sửa dùm.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Như
Xem chi tiết
Huyền Trần
Xem chi tiết
Linh Gia Nguyễn
Xem chi tiết
Tào Lê Uyên
Xem chi tiết
conangdangyeu
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
Lê Minh
Xem chi tiết
CHUỐI là nhất
Xem chi tiết
Cute Rose
Xem chi tiết