1. Các tác phẩm văn học trung đại
1.1. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
Tác giả: Lý Công Uẩn (974 - 1028) Hoàn cảnh sáng tác: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) Thể loại: Chiếu Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi Được đón nhận và công bố một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Nội dung: Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất; phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh Nghệ thuật: Sử dụng những câu văn biền ngẫu, sóng đôi tạo nhịp điệu cân đối cho bài văn Những hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm Giọng văn giàu sức thuyết phục, kết hợp giữa lí và tình.
1.2. Hịch tướng sĩ
Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231 ? - 1300) Hoàn cảnh sáng tác: viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) Hịch: Thể nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫm chứng thuyết phục, được viết bằng văn biền ngẫu Đặc điểm nổi bật: Khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe Kết cấu của bài hịch kêu gọi đánh giặc gồm 4 phần: Phần mở đầu nêu vấn đề; Phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng; Phần ba nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc; Phần kết thúc: nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, sắc bén và lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ Những câu văn biền ngẫu, sóng đôi tạo nhịp điệu Hình ảnh so sánh gần gũi, giàu sức gợi hình.
1.3. Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo)
Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. Thể loại: Cáo Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ Thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết Được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau Nội dung: Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ và chứng chứng cứ hùng hồn.
2.1. Nhớ rừng
Tác giả: Thế Lữ (1907 - 1989) Thể thơ: Tự do Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự Nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn; đồng thời khơi dậy lòng yêu nước thầm kisnc ủa người dân mất nước. Nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế, được chọn lọc, giàu sức gợi hình và đặc biệt là giàu xảm xúc; bút pháp đối lập, tương phản giữa hiện tại và quá khứ
2.2. Ông đồ
Tác giả: Vũ Định Liên ( 1913 - 1996) Thể thơ: Năm chữ Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm Nội dung: Tình cảnh đáng thương của “ông đồ”; niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ, người xưa của nhà thơ. Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, cô đọng; Kết cấu đầu cuối tương ứng,...
2.3. Quê hương
Tác giả: Tế Hanh Bài thơ được rút trong tập thơ Nghẹn ngào, sau được in trong tập Hoa niên Thể thơ: Tự do Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận Nội dung: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đày sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Nghệ thuật: Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa. Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu. Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
2.4. Khi con tu hú
Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Thể thơ: lục bát Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm Nội dung: lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giàu nhạc tính Ngôn ngữ bình dị, giàu sức gợi=> Xem thêm
2.5. Tức cảnh Pác Bó
Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Sau khi trở về, Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Bác sống trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng). Bài thơ được ra đời trong thời gian ấy. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh=> Xem thêm
2.6. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Tác giả: Hồ Chí Minh Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm "Ngắm trăng" Bác viết về cuộc sống của Bác trong tù, tù túng và gian khổ. Khi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trở của quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù gồm 134 bài thơ, được Bác sáng tác trong hơn 1 năm ở tù. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm Nội dung: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, hàm súc, giàu sức gợi.=> Xem thêm
3. Các văn bản nghị luận3.1. Bàn luận về phép học (Luận học pháp)
Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Hoàn cảnh sáng tác: Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1971 Thể loại: Tấu Một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài) Có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn bền ngẫu Phương thức biểu đạt: nghị luận Nội dung: Nêu mục đích và phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.=> Xem thêm
3.2. Thuế máu
Tác giả: Nguyễn Ái Quốc Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Đoạn trích nằm trong chương 1 của Bản án chế độ thực dân Pháp. Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự Nội dung: Vạch trần sự thật chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nghệ thuật: Tư liệu phong phú, xác thực Ngòi bút trào phúng sắc sảo Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm Giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai, chua chát=> Xem thêm
3.3. Đi bộ ngao du
Tác giả: Ru-xô Đoạn trích nằm trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762) Phương thức biểu đạt: nghị luận Nội dung: Chứng minh chân lí, muốn giáo dục cần phải đi bộ Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và thực tiễn của cuộc sống tác giả từng trải qua