Bài 43. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Châu Lã

- Nêu nguyên nhân, triệu trứng và cách phòng bệnh kiết lỵ

- Học sinh đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng, tránh ô nhiễm dẫn đến sự phát triển bệnh do Nguyên sinh vật gây nên

- Tìm hiểu nguyên nhan, triệu trứng và cách phòng chống một số bệnh do Nguyên sinh vật gây nên ở những người à bạn biết

Giúp mik vs nhá. Mik đag cần gấp :))

Phan Thùy Linh
8 tháng 3 2017 lúc 15:26

- Nêu nguyên nhân, triệu trứng và cách phòng bệnh kiết lỵ

*Nguyên nhân

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

*Triệu chứng

Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

*Phòng bệnh

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Ðiều trị người lành mang bào nang.

- Học sinh đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng, tránh ô nhiễm dẫn đến sự phát triển bệnh do Nguyên sinh vật gây nên

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.