Tập làm văn lớp 8

Sương"x Trần"x

Nêu điểm giống và khác nhau giữa bài VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC và ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN về nội dung, hình thức và nghệ thuật

giúp nhenk đang cần gấp lắm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

O=C=O
9 tháng 12 2017 lúc 19:38

* Giống :

+ Mỗi bài đều có 8 câu - mỗi câu 7 chữ.

+ Cấu trúc bài thơ cũng theo các trình tự: Đề, thực, luận, kết với 2 cặp câu thực, luận đối nhau rất chỉnh về ý và lời.

- Khác:

+ Cách gieo vần ở hai bài thơ có khác nhau. Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: tiếng cuối câu 2 (câu đề) hiệp vần với câu 6 (câu luận) ; câu 4 (câu thực) hiệp vần với câu 8 (câu kết). Bài Đập đá ở Côn Lôn: tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần với nhau.

Hai câu đề

Ca dao, thơ việt Nam có nhiều câu nói về chí làm trai

- Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên

(Ca dao)

Chí làm trai Nam , Bắc, Tây, Đông.

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.

(Chí anh hùng - Nguyễn C«ng Trø)

Làm trai trong cõi thế gian

Phò đời cứu n­ước phơi gan anh hïng.

(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Phan Chu Trinh tiếp nối vào mạch cảm xúc ấy:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Hai câu đề mở ra ý của đầu bài: đó là hình ảnh trang nam nhi có chí lớn, hiên ngang trước cảnh núi non, biển rộng quyết lấp sông, phá núi để đạt được mục đích của cuộc đời. Đối diện với đá, đập đ á mà như chút hờn căm vào xã hội cũ.

“Đứng giữa đất Côn Lôn” “Lừng lẫy lở núi non” biện pháp nghệ khoa trương này thể hiện khẩu khí mạnh mẽ ngang tàng, sống hiên ngang, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Hai câu thực:

“Sách búa đánh tan”; “Dang tay đập bể” thể hiện khí phách, ý chí quyết tâm, sức mạnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng.

Phép đối - Cách dùng số từ “năm bảy đống – “mấy trăm hòn”

Hai câu luận:

hình ảnh “Tháng ngày thân sành sỏi” “Mưa nắng không sờn” khắc hoạ được chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung với dân với nước của đấng nam nhi.

(Phép đối - Hình ảnh ẩn dụ “tháng ngày; mưa nắng”)

Hai câu kết:

-Sử dụng điển tích làm nổi bật ý thức của tác giả về sự nghiệp cách mạng cứu nước. Đó là một sự nghiệp to lớn và vô cùng gian nan.

Hình ảnh “kẻ vá trời” và “việc con con” thể hiện dũng khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan của nhà chiến sĩ.

Tổng k ết

Nghệ thuật:

-Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ hàm súc, độc đáo.

-Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng phép ẩn dụ khoa trương nhấn mạnh bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên đồng thời khẳng định việc lưu đày ở Côn Lôn cũng chỉ như một bước lỡ nhỏ trên con đường cách mạng cứu nước, cứu dân.

2. Nội dung:

- Bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp lẫm liệt , ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.

Các câu hỏi tương tự
Nuong Lam
Xem chi tiết
Bóng Tối
Xem chi tiết
Sương"x Trần"x
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
linh nguyen
Xem chi tiết
Nhi Huỳnh
Xem chi tiết
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết
Tô Phương Lan
Xem chi tiết
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết