Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.
Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.
Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…
Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.
A. Mở bài
- Như thường lệ giờ sinh hoạt lớp nào cô chủ nhiệm cũng để lớp tự kiểm điểm, đánh giá.
- Khác mọi khi, hôm nay tôi bỗng thấy nôn nao, hồi hộp lạ.
B. Thân bài
- Lớp trưởng báo cáo tình hình thực hiện nội quy trong giờ học. Cả lớp ngạc nhiên vì Tùng, lớp phó bị nêu tên ăn quà vặt trong lớp. Tùng sẽ bị làm kiểm điểm, tôi rất sợ phải làm kiểm điểm.
- Đến tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập và làm bài tập: Nhiều bạn bị nêu tên vì quên vở Giáo dục công dân, tôi cũng quên nhưng không bị nêu. Tôi cảm thấy rất may.
- Đến lúc bổ sung ý kiến về tình hình này, bạn Sơn tự nhận không làm đủ bài tập toán, tôi lại rất băn khoăn.
- Nhưng cuối cùng không ai nói gì đến tôi thì tôi cũng không tự nhận và tự nghĩ tội gì có ai biết lỗi của tôi đâu.
C. Kết bài
- Ra về tôi vẫn không vui, về đến nhà cũng chẳng thiết chơi gì.
- Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.
a) Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện: Thời gian, địa điểm.
- Nêu tình huống truyện.
Gợi ý:
Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh từ các lớp ùa ra sân chơi. Em cùng mấy bạn nam trong lớp rủ nhau ra sân chơi đá bóng. Bọn em đang thi nhau rượt đuổi trái bóng tròn, Nam cố sức chạy thật nhanh theo trái bóng, không may đã va phải một em học sinh lớp một. Em ấy ngã xuống sân, có lẽ là đau nên em òa khóc nức nở.
b) Thân bài
- Em chạy vụt qua, nhưng khi nghe thấy tiếng khóc, liền quay lại và chạy tới chỗ em nhỏ đang khóc.
- Chúng em đỡ em nhỏ đứng dậy, dỗ cho em nín, hỏi thăm và xin lỗi em nhỏ ấy.
- Nhìn khắp người cậu bé lớp một, thấy quần áo em còn dính bụi bẩn, chúng em liền lấy tay phủi sạch bụi trên quân áo cho em ấy. Nam ngỏ ý muốn đưa em ấy về tận lớp nhưng em nhỏ mĩm cười rồi lác đầu nói không cần.
- Chúng em xin lỗi em ấy một lần nữa.
c) Kết bài
- Việc xây ra vừa rồi khiến chúng em rất hối hận, may là em nhỏ đã không sao. Em cũng đã rút ra được bài học cho bản thân: Khi chơi cũng luôn phải chú ý tới người khác kẻo làm ảnh hưỏng đến họ và phải biết nói lời xin lỗi khi mình làm sai hoặc phạm lỗi lầm.