Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Hảo

Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn và chim bồ câu thích nghi với đời sống?

Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 19:27

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt tham gia di chuyển trên cạn

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông


Các câu hỏi tương tự
Nam
Xem chi tiết
huynh thi ngoc ngan
Xem chi tiết
Mai Linh
Xem chi tiết
phạm danh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Giấu tên9814
Xem chi tiết
Lương Huỳnh Kỳ Anh
Xem chi tiết
Trần Quang Hoàng Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết