cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 bộ phận: bộ phận thụ cảm (cầu mắt), bộ phận dẫn truyền thần kinh (thần kinh thị giác) và bộ phận trung ương (não bộ).
Bộ phận thụ cảm
Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là cầu mắt.
Cầu mắt có hình cầu, hơi dẹt trước sau, . Cấu tạo gồm hai bộ phận chính là hệ thống màng và môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng, chiết quang trong suốt.
Hệ thống màng gồm 3 lớp: màng sợi, màng cơ mạch và màng thần kinh
Màng sợi: là màng nằm ngoài cùng để bảo vệ cầu mắt, gồm 2 phần. giác mạc; củng mạc cấu tạo bằng mô liên kết sợi chắc mà ta hay gọi là lòng trắng. Bao phía ngoài là kết mạc.
Màng cơ mạch: nằm phía trong sát màng sợi, gồm 3 phần: màng nhện, thể mi, lòng đen (mống mắt).
Phần màng nhện: (màng mạch chính thức) chiếm phần lớn màng mạch ở phía sau, chứa nhiều mạch máu và hắc tố, làm thành buồng tối của cầu mắt.
Phần thể mi: là phần dày lên về phía trước của màng mạch. Trong thể mi có cơ thể mi, là những sợi cơ trơn bám vào nhân mắt, cơ này điều tiết độ phồng, dẹt của thủy tinh thể. Thể mi có nhiệm vụ tiết ra thể dịch.
Phần lòng đen (hay mống mắt): là phần trước của màng mạch, hình đĩa tròn. Lòng đen được cấu tạo bởi mô đệm liên kết gồm 2 loại cơ trơn: cơ vòng và cơ tia, do dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối, giúp co giãn đồng tử mắt, nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào bên trong. Chính giữa lòng đen có một lỗ nhỏ (gọi là lỗ con ngươi hay đồng tử mắt) để ánh sáng lọt vào buồng tối cầu mắt. Lòng đen chứa nhiều sắc tố. Số lượng sắc tố quyết định màu mắt. Nếu nhiều sắc tố thì lòng mắt màu đen, ít sắc tố thì lòng mắt màu nâu hoặc xanh da trời. Nếu không có sắc tố thì người bị bệnh bạch tạng, khi đó lòng mắt sẽ có màu đỏ hồng (do mạch máu ánh lên). Mặt trước lòng đen có buồng trước, mặt sau lòng đen có buồng sau, đều chứa thủy dịch.
Màng thần kinh (Võng mạc, màng lưới): là màng trong cùng, lót ở nửa sau cầu mắt, cấu tạo phức tạp, với 10 lớp tế bào thần kinh thụ cảm ánh sáng, xếp thành 3 tầng tế bào chính, gồm các tế bào cảm quang, các tế bào thần kinh, các tổ chức đệm. Bề dày của màng 0,5 mm gồm các lớp tế bào:
Tầng tế bào cảm quang: gồm hai loại tế bào. Loại tế bào nón và loại tế bào que. Các tế bào hình nón tập trung chủ yếu ở chính giữa màng lưới tạo nên điểm vàng. Các tế bào hình que tập trung chủ yếu ở hai bên. Càng xa điểm vàng, tế bào nón càng ít. Các tế bào này có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng ở các bước sóng khác nhau.
Tầng tế bào lưỡng cực: làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác vào tầng trong.
Tầng tế bào đa cực: có khoảng 1 triệu nơ ron. Các nơ ron có sợi trục dài hợp lại tạo thành dây thần kinh cảm giác thị giác. Chỗ đi ra của dây thần kinh thị giác gọi là điểm mù.
Võng mạc có 2 vùng đặc biệt gọi là điểm mù và điểm vàng. Điểm mù là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác, màu nhạt có đường kính khoảng 1,8 mm, không có tế bào cảm quang. Điểm vàng cách điểm mù 4 mm về phía trung tâm mắt, là vùng nhìn rõ nhất, có rất nhiều tế bào hình nón. Tại phần trung tâm, điểm vàng mảnh dần tạo thành một điểm lõm xuống gọi là hốc trung tâm chứa toàn tế bào hình nón.
Các tế bào hình que phân bố trên toàn bộ võng mạc, ngoại trừ điểm vàng, đảm bảo việc tiếp nhận ánh sáng không màu.
Các tế bào hình nón tiếp nhận ánh sáng có màu. Hố trung tâm gần như chỉ có các tế bào hình nón, rất nhạy cảm với các tia sáng màu.
Các tế bào hình que và hình nón liên hệ với các tế bào thần kinh thị giác nằm ngay trong võng mạc. Tại hố trung tâm, mỗi tế bào hình nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh qua 1 tế bào lưỡng cực trung gian. Tại các phần khác của võng mạc, số luợng các tế bào hình que và hình nón lớn hơn nhiều so với các tế bào lưỡng cực trung gian. Bản thân các tế bào lưỡng cực trung gian có số lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với các tế bào thần kinh hạch. Sự khác biệt này càng tăng khi khoảng cách tới hố trung tâm của võng mạc tăng lên. Do đó một sợi thần kinh sẽ liên hệ với hàng chục hoặc hàng trăm tế bào cảm quang. Điều này làm cho quá trình tổng hợp hưng phấn trong các tế bào cảm quang thưc hiện thuận lợi. Đó là cơ sở giải thích hiện tượng khi ta hướng trục mắt vào quan sát một vật nào đó thì chỉ nhìn rõ nó từng chi tiết, còn các vật xung quanh lại không rõ.
Môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng
Là một hệ thống trong suốt, gồm nhân mắt (thể thủy tinh), thủy dịch và thủy pha lê có nhiệm vụ tham gia vào việc tạo hình ảnh rõ nét trên võng mạc.
Nhân mắt (còn gọi là thủy tinh thể). Nằm phía sau thể mi và mống mắt, có hình thấu kính hội tụ lồi 2 mặt, trong suốt; được bọc trong màng trong suốt, gắn với thể mi nhờ các sợi dây chằng trong suốt