Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính.
Hãy kể một vài ứng dụng của lăng kính ?
Lăng kính với chiết quang A=30 độ. Chiết suất n=1,5. Một chùm tia sáng hẹp đơn sắc được chiếu vuông góc đến mặt trước của lăng kính. a) Tính góc lệch D b) Giữ chùm tia tới cố định, thay lăng kính bằng một lăng kính có cùng kích thước nhưng chiết suất n' khác n, xác định n' để tia ló đi sát mặt sau của lăng kính
Trình bày tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó. Xét hai trường hợp:
- Ánh sáng đơn sắc;
- Ánh sáng trắng.
Lăng kính có tiết diện tam giác có góc chiết quang A=30 độ. Chiếu một chùm tia sáng hẹp , đơn sắc đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Tính góc ló và góc lệch của chùm tia sáng
Phân biệt sự khác nhau và giống nhau của lăng kính và thấu kính ?
Lăng kính trong phòng thí nhiệm là một khối lăng hình trụ có tiết diện chính là hình tam giác ABC . Chọn góc nào làm đỉnh lăng kính ?
1 lăng kính thủy tinh có n=1,5, tiết diện là tam giác vuông cân ABC vuông tại A Tia sáng SI chiếu tới mặt phẳng AB theo phương song song với BC. Xác định đường đi của tia sáng qua lăng kính.
Khảo sát đường đi tia sáng qua lăng kính trong hai trường hợp sau:
a) Lăng kính có góc ở đỉnh là A = 50o, chiết suất n = √2 đặt trong nước có chiết suất n' = 4/3, góc tới là i = 45o.
b) Lăng kính thủy tinh đặt trong không khí có góc ở đỉnh A = 75o, góc C = 60o, chiết suất n = 1,5, góc tới của tia sáng là i = 30o. Tia tới đến mặt AB của lăng kính.