Đề bài tương đương tìm tổng hợp dao động của:
x1=2\(\sqrt 3\)cos(2πt + \(\frac π 3\)) (1) và
x2=2sin(2πt +\(\frac π 3\))=2cos(\(\frac π 2\)-2πt-\(\frac π 3\)) (Từ công thức góc phụ: cos(\(\frac \pi 2 -ϕ\))=sinϕ)
<=>x2=2cos(-2πt+\(\frac {\pi} 6\))=2cos(2πt-\(\frac π 6\)) (Từ công thức cos đối: cos(-ϕ)=cosϕ) (2)
Sử dụng hai công thức (trong sách giáo khoa có ghi) Với Δφ=φ1-φ2=\(\frac π 3 -(-\frac π 6)\)=\(\frac π 2\)(rad)
A=\(\sqrt {A_1^2+A_2^2+2A_1A_2cosΔφ}=\sqrt {A_1^2+A_2^2}\)(A1=2\(\sqrt3\)cm; A2=2cm; cos\(\frac \pi 2\)=0)
<=> A=4cm
tanφ=\({\frac {A_1sinφ_1+A_2sinφ_2} {A_1cosφ_1+A_2cosφ_2}}\)( với A1=2\(\sqrt3\)cm; A2=2cm; φ1=\(\frac \pi 3\); φ2=-\(\frac \pi 6\), chú ý khi sử dụng máy tính cầm tay nhớ đổi sang radian SHIFT MODE 4)
<=>tanφ=\(\frac {\sqrt3} {3}\)<=>φ=\(\frac \pi 6\)(rad)
Vây x có biên độ 4cm và pha ban đầu \(\frac \pi 6\). Phương trình: x=4cos(2πt+\(\frac π 6\))
Tuy nhiên bạn có thể tìm nhanh bằng giản đồ Frenen, ở đây mình trình bày tự luận và sử dụng hai công thức trong sgk.