Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thành Chung

Lập dàn ý cho đề bài sau

Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 17:13

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập


III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 17:15

I . Mở Bài :
- Giới thiệu vấn đề: Đây là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/Thân Bài :
1. Luận điểm: Thật vậy, câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" trước hết là đúc kết một kinh nghiệm.
* Lí lẽ 1: Xét về nghĩa đen, "đi một ngày đàng" có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian đề đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, "một ngày đàng" có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được "một sàng khôn". Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
* Lí lẽ 2: Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra.
* Dẫn chứng: Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao:
"Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn".
Ở nhà với mẹ thì sung sướng, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều (chứng minh).
Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vông thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
III/Kết Bài :
- Nêu nhân xét chung: Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã thấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi.
- Rút ra bài học: Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với mình.

Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 17:16

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Với tục ngữ thì có:
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
- Cần tra từ điển để hiểu nghĩa: sự khôn ngoan là do từng trải.
- Cần giải thích sâu hơn.
+ Quan hệ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
+ Nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.
- Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa hoặc trái nghĩa.
* Đi cho biết đó biết đây.
* Ếch ngồi đáy giếng.
2. Lập dàn bài:
A. Mở bài:
- Giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ: là kinh nghiệm. là khát vọng.
B. Thân bài:
(1) Nghĩa đen:
- Là một kinh nghiệm.
- Đi ngày đàng thời xưa, thường đi bộ hoặc các phương tiện có tốc độ chậm, chỉ có thể đi được chừng vài chục km; có nghĩa là đến một địa phương làng, xã khác.
(2) Nghĩa bóng: Kinh nghiệm về nhận thức + Đi nhiều hiểu lắm + Phải mở rộng tầm hiểu biết.
- Là quy luật: đi xa nếu chịu học thì trí được khôn ra.
- Những cuộc tham quan. du lịch giúp chúng ta "khôn" ra rất nhiều.
(3) Nghĩa sâu:
- Liên hệ với một câu tục ngữ.
- So sánh để rút ra:
+ Đây là chân lí.
+ Đây còn là khát vọng của người nông dân xưa.
+ Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín.
C. Kết bài: Ý nghĩa với hôm nay càng có giá trị.

Chúc bạn học tốt ^-^[​IMG]


Các câu hỏi tương tự
Jami Kuromi
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Bằng
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Châu
Xem chi tiết
HồngVy________2007
Xem chi tiết
Dương Khánh Linh>.
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
Ánh Dương Hoàng Vũ
Xem chi tiết