Bài viết số 3 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Tuyết

Lập dàn ý chi tiết bài văn thuyết minh về cây tre Việt Nam.

Các bạn ơi mình đang cần gấp lắm, bạn nào trả lời nhanh giúp mình nhé, các bạn chỉ cần ghi ra có những phần nào thôi cũng đc, k cần có ví dụ.Thanks nhìu

O=C=O
6 tháng 12 2017 lúc 23:05

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta đã đi qua bao nhiêu khó khăn và gian khổ. Có những điều đã đi cùng năm tháng và lãng quên vào quá khứ. Nhưng có những giá trị luôn theo chúng ta trải qua bao năm tháng và ghi dấu trong tâm trí mỗi con người, mỗi người dân Việt Nam. Cây tre là một biểu tượng, một giá trị thể hiện sự trường tồn, bất khuất của dân tộc trải qua bao năm tháng chiến tranh gian khổ, cây tre vẫn tồn tại uy nghiêm và thiêng liêng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây tre Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Cây tre đã có từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ xưa (chuyện Thánh Giong, cây tre tram đốt,….)

- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ đầu làng, cuối xóm

2. Phân loại tre

Tre có rất nhiều loại, tùy vào vùng miền hay đặc điểm thiên nhiên mà có các loại tre: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng.…

3. Đặc điểm của tre

- Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi

- Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm

- Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt

- Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ

- Tre có lá mỏng và gai nhọn

- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.

- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.

4. Công dụng của cây tre

- Tre được sử dụng làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá,

- Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)

- Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.

- Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên).

5. Ý nghĩa của cây tre

- Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:

+ Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

+ Tre già măng mọc

- Trong chiến tranh

+ Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc

+ Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc

+ Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây tre

Dù đất nước đang trong thời kì phát triển, máy móc hiện đại, thời đại của công nghệ, nhưng cây tre vẫn luôn vươn xa như lớn mạnh cùng đất nước, dù cho thế nào thì cây tre vẫn luôn mãi trong long mỗi người dân Việt Nam.

Đạt Trần
7 tháng 12 2017 lúc 6:01
Mở bài:

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

(Tre xanh-Nguyễn Duy)

Đã từ rất lâu rồi cây tre là người bạn thân thiết của con người Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước, từ những bụi tre ven các làng xóm, ven đồng, ven biển đến những rừng tre bạt ngàn miền sơn cước. Khắp mọi nẻo đường Việt Nam đâu đâu cũng thấy bờ tre xanh phủ bóng.

Thân bài: * Nguồn gốc cây tre:

Tre thuộc họ cỏ, trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ. Tre có mặt ở nhiều nước Châu á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia,…

Từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân Việt Nam từ nghìn năm rồi. Ban đầu tre là một loài cây hoang dại. Qua thời gian, con người nhận thấy những giá trị hữu ích của nó như che bóng mát, làm nhà cửa, lạt buộc, và các vật dụng khác. Với đặc điểm vừa cứng, vừa dễ troongf lại rất dẻo dai, cây tre nhanh chóng trở thành cây trồng trong vườn nhà.

* Phân loại các loài tre:

Tre có 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới. Danh các loài tre nứa hiện có của Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là chưa có tên. Một số loài cây thuộc họ tre thường gặp như: tre, trúc, mai, giang, vầu, nứa, lồ ô, le, sặc, luồng,…

* Đặc điểm hình dáng, sinh thái của cây tre:

Một cây tre trưởng thành có thể cao đến 10 mét. Tuy nhiên, không phải loài tre nào cũng có chiều cao ấy. Một vài loại tre phát triển thấp lùm như bụi cây thấp. Điển hình nhất là loại le lùm phát triển nhiều ở Các vùng đồi núi cao. Tre thường mọc thành cụm hoặc thành hàng dài để nương tựa vào nhau, không bị xô ngã bởi gió.

Dưới gốc cây là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh măng, bẹ mo, cành và lá. Trên thân ngầm thường mọc lên các chồi măng. Măng tre là cây con phát triển. Bên trong mềm, bên ngoài được bọc một lớp áo vỏ cứng. Lớp vỏ ấy khi bóc ra được gọi là mo. Chính thân ngầm duy trì sự vững chắc của cậy tre nhờ bộ rễ khỏe khắn.

Rễ cây tre thuộc loại rễ chùm, thường ăn cạn trên mặt đất. Rễ tre cũng ăn sâu vào lòng đất tìm đến các mạch nước ngầm lấy nước nuôi cây.

Đốt tre đặc mang chồi, có vòng mo và vòng đốt. Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ. Khi già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân, đó chính là vòng mo.

Thân tre là phần quan trọng nhất của cây tre bao gồm: gốc thân và thân. Gốc thân ở giữa phần thân ngầm và thân chính, thường đăc và rất cứng. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao đến 1-20m, đường kính 1-25cm, thường hình tròn, nhưng cũng có thể có nhiều hình dạng rất đặc biệòa

Thân tre có rất nhiều loại: ống, rãnh, vuông, dẹt, chuỗi hạt, đốt lệch, thân đặc hoặc rỗng. Trên thân tre tại các mấu mắt phát triển các cành tre. Cành tre nhỏ, ngắn, có gai hoặc không có gai. Cành hướng về phía trên. Mỗi mắt mọc nhiều cành, mỗi cành có nhánh, mỗi nhánh đều mang lá.

Lá và bẹ lá là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá do bẹ lá và phiến lá tạo thành, lá không có lông tơ, có 3-5 đôi gân bên song song. Lá tre có phiến lá, cuống lá, tai lái, lưới lá và bẹ lá. Mo tre mọc lên vòng mo, nó chính lá phiến lá trên thân. Mo thường sớm rụng, nhưng có loại mo chỉ tách ra mà không rụng, chúng tồn tại trên thân mấy năm.

Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Hoa gọi là tre khuy. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.. Hoa dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh (thóc), nhỏ; quả rụng xuống mọc thành cây con. Thật hiếm khi ta thấy tre ra hoa. Mặt khác, hoa tre màu khắng, lại khá nhỏ nên khó trông thấy.

Tre thường trồng ở các vùng đồng bằng, nơi có độ ẩm cao và nhiều nước. Ta thường thấy lũy tre ở đầu làng bờ ao, bờ sông, lối đi,…Tre cũng phát triển tốt ở các vùng núi cao hay vùng đất cằn cõi, bạc màu. Có thể nói tre là loài cây có khả năng thích nghi cao trong mọi điều kiện.

Tre là loại cây ưa sáng, ít chịu dưới bóng râm. Cây tre phát triển mạnh vào mùa mưa. Măng tre thường phát triển 2 đợt trong năm: đợt từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10. Măng tre có tốc độ phát triển rất nhanh. Chỉ sau một đêm có thể cao thêm hơn 1 mét. Đó cũng là tốc độ phát triển nhanh nhất được ghi nhận trong các loài thực vật trên trái đất.

* Vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam:

Tre đi vào cuộc sống trở thành các sản phẩm hữu ích phục vụ cho con người, Có thể nói từ xa xưa, con người đã biết rõ những tính năng ưu việt của nó, từ đó tận dụng một cách hiệu quả. Tre trở thành cây nguyên liệu chủ đạo phục vụ đời sống con người.

Trong xây dựng, tre dúng để làm cột, kèo, rường nhà. Lạt tre dẻo mềm, bền chặt là loại dây cột phổ biến nhất trước dây. Cây tre cũng còn dùng để làm cầu, sào, thuyền, hàng rào rất bền chắt.

Cây tre dùng làm các vật dụng sản xuất như cày cuốc, thúng mủng, nong, nia… hay làm các đồ vật như bàn ghế tre, chõng tre, giường tre…

Gốc tre, thân tre còn dùng để làm các đồ vật mĩ nghệ độc đáo, bắt mắt. Việc đan lát bằng nan tre từ lâu đã có mặt trong đời sống con người. Với đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo tuyện vời của người nông dân, đã biến những thanh nan tre mềm, mỏng bình thường thành những vật trang trí thực sự hữu ích và đầy tính nghệ thuật, tô điểm cho cuộc sống thêm những sắc màu tươi xinh.

Trong công nghiệp: cây tre dùng để sản xuất ra giấy, chất đốt diesel có thể lấy từ cây tre…

Trong nông nghiệp: cây tre làm ổn định đất trồng và bón phân cho đất, tre làm tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất không bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu,… Với bộ rễ đồ sộ, vươn xa và chắc chắn, tre còn được trồng ở bờ sông, bờ suối, ao hồ để ngăn sạt lở. Tre trồng ở vùng đất khô cằn có vai trò cải tạo đất rất tốt.

Trong y học: lá tre dùng để chữa một số bệnh như bệnh ngứa, bệnh chảy máu, bệnh hen suyễn…Một vài nước trên thế giới đã dùng cây tre chữa bệnh rất hiệu quả. Ở Việt Nam, lá tre dùng để xông hơi chữa cảm mạo, trà lá tre là một thức uống độc đáo và rất tốt cho sức khỏe. Nước từ ngọn tre non có chức năng chữa beengj phù thủng rất hiệu nghiệm.

Trong thực phẩm: búp non của cây tre có thể ăn được gọi là măng. Hằng năm, lượng măng non được khai thác trên cả nước là rất lớn. Tuy không chứ nhiều chất dinh dưỡng nhưng món ăn từ măng làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Ống nứa tre non là dụng cụ nấu cơm lam độc đáo của người vùng cao. Cơm lam ống nứa có vị thơm đặc trưng, là một phẩm vật quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng con người.

Trong âm nhạc: cây tre dùng để làm ra các nhạc cụ âm nhạc như: đàn tơ-rưng, sáo, đàn gió…Sáo trúc bao năm đã làm say mê lòng người với âm thanh trong trẻo, dìu dặt, lanh lảnh trong gió trong mây, vang vang khắp núi đồi.

*Cây tre đối với đời sống tinh thần và văn hóa dân tộc Việt:

Trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả – được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt, của nền văn hóa thuần nông, bình dị. Tre sống chan hòa, gần gũi bên mái hiên, trước sân nhà, hay bến nước. Tre phủ che bóng mát lên đời và sẳn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ cuộc sống có người có tre.

Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Sự gắn bó mật thiết và chân tình ấy, từ lâu, cây tre được xem là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.

Ở đâu có làng quê là ở đó có cây tre rợp bóng. Dù có bao cuộc đổi thây, dù đi đâu, về đâu, lúc nào con người cũng mang theo cây tre trong cuộc sống của mình. Bởi thế, cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà, trở thành biểu tượng cho tinh thần kiên trung, bất khuất của dân tộc.

Hình ảnh Thánh Gióng nhổ búi tre đánh giặc, Ngô Quyền dựng cọc tre tiêu diệt quân Nam Hán, chiếc gậy tầm vong đuổi quân thù trở thành biểu tượng cho ý chí diệt thù, lòng yêu nước sắc son, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Tre cằn cỏi vươn lên từng ngày, vượt qua là biểu tượng lẫm liệt của tinh thần bất khuất, thà chết chứ không chịu bị khuất phục.

Cây tre còn đi sâu vào đời sống tâm linh con người, tạo nên nét đẹp hồn hậu, bình dị mà thắm được nghĩa tình của làng quê Việt Nam. Cây nêu ngày tết với ngọn tre vươn cao xua đuổi tà ma, bảo vệ con người. Chõng tre, giường tre kẽo kẹt trưa hè ru giấc nồng say. Đòn gánh tre theo mẹ nặng gánh đường đời, tảo tần, gian khổ. Cây tre nương tựa dìu dắt nhau qua mưa bão, rễ tre cần mẫn bám sâu vào lòng đất thách thức giông tố, thân tre gầy guộc mà bền chắc là biểu tượng cho tấm lòng thủy chung bám đất bám làng của người Việt Nam ta từ muôn đời nay.

Kết bài:

Có thể nói không có loài cây nào sống gần gũi và thân thiết với con người như loài tre. Cũng bởi trên bản thân cây tre mang đầy đủ những đặc tính ưu việt mà con người cần có. Từ những việc nhỏ, cho đến việc lớn, từ những dụng cụ đơn sơ hay những công trình vĩ đại, cây tre đều góp mình hưu ích. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại, nhiều vật liệu mới đã thay thế cây tre nhưng cây tre vẫn còn tiếp tục hiện diện, khẳng định vai trò tuyệt vời của nó qua mọi thời đại.

Đạt Trần
7 tháng 12 2017 lúc 6:02
Mở bài:

Từ lâu, cây tre đã xuất hiện trong cuộc sống của con người Việt Nam. Cây tre đã sống gắn bó và đem lại nhiều lợi ích mà ít có loài cây nào sánh kịp. Đối với con người Việt Nam, cây tre là biểu tượng cho sự cần mẫn, đức hi sinh, tinh thần đoàn kết bất diệt. Tre sống và chiến đấu cùng con người, tre ăn đời ở kiếp với con người, tre đi vào đời sống tinh thần, làm nên nét văn hóa làng quê đậm đà bản sắc dân tộc trong mấy nghìn năm qua.

Thân bài:

* Nguồn gốc:

Cây tre thuộc bộ hòa thảo, lớp thực vật hai lá mầm, tông tre. Cây tre vừa mang đặc tính của loài cây thân cỏ (thân rỗng), vừa mang đặc tính của các loài cây thân gỗ (thân cao).

Cây tre được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Phổ biến nhất là các nước nhiệt đới, vùng xích đạo và các khu vực cận xích đạo. Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Lào, Thái Lan,… là những nước trồng nhiều tre.

* Phân loại:

Việc phân loại các loài tre khá phức tạp bởi số lượng loài được phát hiện là rất lớn. Đến nay, trên thế giwois người ta đã phát hiện khoảng 1300 loài thuộc 70 chi. vẫn còn rất nhiều loại được cho là có quan hệ họ hàng với tre chưa được đặt tên và nhiều loài khác chưa được phát hiện. Nước trồng nhiều tre nhất thế giới là Trung Quốc.

* Đặc điểm hình dáng, sinh thái của cây tre:

Khác với các loài cây thân cỏ, cây tre tỏ ra vượt trội về chiều cao và tuổi thọ. Một cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 đến 20 mét. Về cơ bản, cây tre cũng có cấu tạo hình dáng bên ngoài và đặc điểm sinh trương, phát triển giống như các loài thân cỏ khác.

Quan sát một cây tre ta thấy gồm: Gốc rễ, thân ngầm, thân chính, cành, lá, hoa, quả.

Dưới gốc cây là thân ngầm. Thân ngầm đặc, thường nằm trong đất, là cơ quan phát rễ, có chức năng giữ cho cây đứng vững và cũng là cơ quan sinh sản của cây. Trên thân ngầm thường mọc lên các chồi măng. Măng tre là cây con phát triển, bên trông mềm, bên ngoài được bọc một lớp áo vỏ cứng. Lá cẩm lớp vỏ ấy khi bóc ra được gọi là mo. Măng tre có hình nhọn, thường phát triển rất nhanh.

Thân ngầm của cây tre thường nằm trong đất, đôi khi cũng trồi lên. Thân ngầm là nơi phát triển của bộ rễ và những mầm măng. Thân ngầm đặc, rất cứng, giúp cây đứng vững. Trên thân ngầm là thân chính. Thân chính của cây tre có nhiều lóng rỗng và đốt đặc. Thân tre to ở gốc và nhỏ dần ở ngọn. Mỗi lóng tre dài khoảng 40 đến 60cm. Một số loài có đốt ngắn hơn như le, tre gai,… Tuy nhiên có loài có lóng dài đến 120cm như trúc xanh, giang, nứa, lồ ô,… Tại các lóng tre có rễ giả. Bộ rễ giả này nếu gặp điều kiện ẩm ướt sẽ phát triển thành rễ tre. Thế nên, người ta thường hay giâm cành để tạo vường ươm mới.

Đốt tre đặc mang chồi, có vòng mo và vòng đốt. Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ. Khi già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân, đó chính là vòng mo. Tại các mấu mắt phát triển cành tre. Cành nhánh hướng về phía trên, đều mang lá.

Lá và bẹ lá là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá tre thon nhỏ, thô cứng thường rụng sau một thời gian phát triển. Mo tre là cơ quan bẹ lá, sau rụng đi hoặc bám chạ vào thân tre. Mỗi năm, tre thay lá rất nhiều lần, đặc biệt vào mùa khô tre có thể rụng hết lá để tránh bị thoát nước.

Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Hoa tre dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh, nhỏ. Khi quả rụng xuống phát triển thành cây con. tuy nhiên. Tuy nhiên, khi trồng tre, người ta thường trồng bằng cành nhánh để cây tre mau phát triển hơn.

* Vai trò, lợi ích, ý nhĩa cây tre trong đời sống con người:

Thật không thể kể hết được vai trò của cây tre trong đời sống con người. Bằng trí thông minh và sự sáng tạo của người nông dân, trải quan hàng nghìn năm sử dụng, cây tre đã trở thành một cây trồng không thể thiếu trong đời sống con người. Có thể nói trên khắp lãnh thổ Việt Nam, ở đâu có sự sống, ở đó có mặt của cây tre.

Cây tre là một vật dụng xây dựng rất hữu ích và tiết kiệm. Tre dựng nhà, xây cửa, làm cầu, chắn sóng,… Lạt tre buộc chặt kết nối các vật với nhau không gì sánh bằng. Trên đan liếp, nông bồ, phên giậu che chắn cho không gian sống của con người. Tre làm hàng rào bảo vệ vườn cây, ao cá, ruộng đồng. Cây tre làm sào phơi đồ, mái chèo tre lướt sóng, thuyền tre bồng bềnh trên sông phản ánh sâu sắc sức mạnh khai thác tự nhiên của con người trong công cuộc chinh phục vĩ đại.

Măng tre vốn là một loại thực phẩm ưa thích của nhiều người Việt Nam. Món ăn từ măng tre đơn giản, dễ chế biến. Tuy không mang lại nhiều dinh dưỡng cho người dùng như nó làm cho bữa ăn thêm đậm đà, ý vị.

Cây tre cũng là nguyên liệu của ngành thủ công mỹ nghệ và các nông cụ sản xuất. Những phẩm vật được làm từ nan tre, cây tre nhiều không sao kể xiết. Từ cái cày, cái thúng, cái ghế, cái giường,… cho đến những đồ vật làm đẹp không gian như gáo tre, nón tre, đèn lồng tre, kệ tre,… Chiếc đũa tre bao đời đã gắn bó với người nông dân trong những bữa cơm gia đình đầm ấm tạo nên nét đẹp văn hóa thuần Việt hết sức độc đáo.

Hình ảnh cây tre còn gắn với lịch sử vĩ đại của dân tộc. Từ truyền thuyết Thánh Giống nhổ cụm tre đánh giặc đến sự kiện Ngô Quyền đóng cọc tre phá tan thủy quân Nam Hán đã làm nên những trang sử hào hùng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cây tre cũng góp một phần lớn làm nên chiến thắng hào hùng. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre xung phong vào trận mạc, anh dũng chiến đấu chống giặc. Ụ tre lật đổ xe tăng. Lũy tre chống đạn, che chắn nhân dân, gậy tre giúp chiến sĩ vượt đường xa,… Có thể nói, chưa bao giờ tre thôi gắn bó với con người trên từng bước đường gian khổ.

Cũng giống như hình ảnh cây đa, bến nước, cây tre cũng đi vào đời sống con người như một người bạn chân tình, hồn hậu. Tre đi vào thi ca, nhạc, họa với tư thế vừa mềm mại, vừa kiêu hãnh, biểu trưng cho phẩm chất anh hùng và ý chí bất khuất của dân tộc.

* Cách trồng và chăm sóc cây tre:

Cuộc sống hiện đại, nhiều vật liệu mới ra đời tưởng chừng như cây tre sẽ lùi vào quá vãng. Nhưng gần đây, bởi nhận ra vai trò tuyệt vời của nó, cây tre đã được quan tâm trở lại. Còn việc nghiên cứu cải tạo giống tre trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây luồng ở một số địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mừng.

Muốn trồng tre trước hết phải chọn giống tre phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cây con để trồng là cành chiết hoặc giâm hom. Có thể trồng cây tre quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây mới trồng sinh trưởng thuận lợi.

Trồng cây tre gần như không cần đầu tư nhiều. Cây tre thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, bộ rễ phát triển và ăn sâu, thích hợp với các loại đất, có khả năng chịu hạn và úng, trồng được ở nhiều nơi từ miền núi cao đến vùng đồng bằng.

Khi cây tre đã bén rễ ta cần tưới nước vào mùa khô để cây phát triển tốt. Khi cây lớn phải thường xuyên dọn cành để bụi tre thông thoáng, tránh sâu bọ giúp cây phát triển tốt.

* Thu hoạch và bảo quản:

Trồng tre trước hết là thu hoạch măng tre và cây tre. Một búi tre trồng sau khoảng ba năm là cho thu hoạch măng. Một năm tre ra măng hai đợt. Một đợt một vào đầu tháng ba, đợt hai vào cuối tháng tám. Có một vài loài tre ra măng quanh năm. Khi cắt măng cần che vết cắt lại để tránh gốc tre bị úng thối hoặc các loài gậm nhấm phá hoại. Cây tre từ khi lên măng đến khi sử dụng được mất khoảng hơn một năm. Không nên đốn cây khi tre còn non hoặc khai thác mang tre quá mức duy trì sức sinh sản và tiếp tục phát triển.

Kết bài:

Ở các nước Đông Á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Dù ngày nay, nền công nghiệp phát triển cao nhưng mãi mãi, cây tre vẫn giữ vững vai trò của mình trong đời sống con người. Càng phát triển con người có xu hướng tìm về với các giá trị tự nhiên nguyên thể, có ý nghĩa bảo vệ và phát triển môi trường sống ngày càng thân thiện, bền vững như đất mẹ đã ban tặng.


Các câu hỏi tương tự
ANH DINH
Xem chi tiết
A.Thư
Xem chi tiết
ANH DINH
Xem chi tiết
Hồng Anh
Xem chi tiết
ANH DINH
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
noname
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Đoàn Thị Minh Anh
Xem chi tiết